Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.3. Bài học kinh nghiệm về QLNN trong kiểm dịch ĐV và SPĐV
Qua nghiên cứu những kinh nghiệm của các tỉnh thành về quản lý nhà nước trong kiểm dịch ĐV & sản phẩm ĐV có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Một là, rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để bổ sung, sửa đổi nhằm làm cơ sở cho cơng tác quản lý nhà nước có hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ . chính vì vậy nhiều chi cục đã quản lý chặt chẽ trong việc kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐV. Đặc biệt là khắc phục những vi phạm trong giết mổ tại hộ gia đình, chưa được kiểm dịch vận chuyển gia súc từ vùng có dịch ra ngồi, buôn bán sản phẩm động vật trên phố...
Hai là, quan tâm đẩy nhanh tiến độ quy hoạch trong hệ thống kiểm dịch và sản phẩm động vật theo hướng cơng nghiệp hóa. Đây là việc làm có ý nghĩa đột phá đối với cơng tác quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐV, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và khắc phục triệt để việc giết mổ nhỏ lẻ tại hộ gia đình như hiện nay.
Ba là, phát huy vai trị nịng cốt của ngành Nơng nghiệp, và sự phối hợp đồng bộ của các ngành chức năng như Y tế, Công an, Quản lý thị trường trong công tác kiểm tra, xử phạt nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm. Từ đó phát huy hiệu lực, hiệu quả của các quy định pháp luật trong thực tế.
Bốn là, ban hành cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Cùng với các cơ chế, chính sách của Trung ương, tỉnh Bắc Ninh, huyện Tiên Du cần có sự quan tâm chỉ đạo, ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn.