Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 54)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Nghiên cứu này được tiến hành trên địa bàn huyện Tiên Du, với mong muốn sẽ tìm ra được các nguyên nhân dẫn đến công tác QLNN trong kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐV cịn hạn chế, từ đó có thể đề xuất các kiến nghị nâng cao cơng tác QLNN trong hoạt động kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐV trên địa bàn được tốt hơn.

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Đề tiến hành thu thập các tài liệu thứ cấp là những số liệu thông tin công bố về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ở huyện Tiên Du, công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện trong những năm gần đây. Cụ thể được trình bày dưới bảng sau:

Bảng 3.4. Bảng thu thập số liệu có sẵn

Thơng tin Loại tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng của tổ chức công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi ở Việt Nam và trên thế giới. Các nghiên cứu có liên quan.

- Các loại sách và bài giảng; - Các bài báo, tạp chí có liên quan đến đề tài, từ các website;

- Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Thư viện của Học viện nông nghiệp Việt Nam; - Thư viện Khoa Kinh tế và PTNT;

- Kho lưu trữ của UBND huyện Tiên Du.

Số liệu về tình hình chung của tỉnh Bắc Ninh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Ninh, UBND huyện Tiên Du về công tác quản lý nhà nước về giết mổ gia súc, gia cầm.

- Báo cáo tổng kết của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Ninh; - Báo cáo tổng kết về công tác QLNN về chăn nuôi, giết mổ của huyện;

- Địa chí Tiên Du;

- Niên giám thống kê của huyện.

- UBND Tỉnh Bắc Ninh - Cục thống kê;

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Ninh; -UBND huyện Tiên Du - Trạm Chăn nuôi và thú y huyện.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Để thu thập các số liệu sơ cấp cần thiết phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp 30 chủ cở sở giết mổ gia súc gia cầm; 30 hộ chăn ni và các cán bộ chính quyền cấp huyện cấp xã, chi tiết số lượng mẫu điều tra và nội dung thơng tin thu thập được trình bày dưới bảng sau:

Bảng 3.2. Phân loại mẫu điều tra

Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp

1.Cấp huyện 02 người (lãnh đạo Phịng kinh tế huyện, Trạm Chăn ni và thú y huyện

Nhận định về yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức công tác quản lý chăn nuôi, quản lý giết mổ gia súc, gia cầm, tình hình thực hiện, phương hướng, giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác QLNN về chăn ni trong đó quản lý về giết mổ gia súc, gia cầm.

Phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. 2. Cấp xã 04 người (Chủ tịch UBND, cán bộ thú y, y tế, đồn thể, cán bộ thơn)

Nhận định về yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức công tác QLNN về chăn nuôi và hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm, tình hình thực hiện, phương hướng, giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý các hộ giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn xã.

Phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

3. Chủ sơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

30 hộ Thực trạng hoạt động cơ sở giết mổ để phân tích tình hình hoạt động từ khâu giết mổ đến khâu tiêu thụ.

Phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

4. Hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm

30 hộ Thực trạng chăn nuôi gia súc gia cầm hiện nay để phân tích tình hình vận chuyển kinh doanh.

Phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

Từ kết quả đó đưa ra giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện Tiên Du.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

tra và hiệu chỉnh theo yêu cầu đầy đủ, chính xác và logic.

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu như số tương đối, số tuyệt đối, số bình qn,…nhằm mơ tả tình hình thực hiện cơng tác quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện.

- Phương pháp so sánh: So sánh tình hình thực hiện cơng tác quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm của các cơ sở.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a. Nhóm chỉ tiêu thể hiện tình hình hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm

- Số lượng Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm của toàn huyện và của các nhóm cơ sở điều tra.

- Số lượng gia súc, gia cầm được giết mổ trên địa bàn.

b. Nhóm chỉ tiêu thể hiện tình hình cơng tác quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm

- Số cuộc tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm.

- Số cuộc thanh tra, kiểm tra các cơ sở giết mổ. - Số cơ sở giết mổ vi phạm các quy định.

c. Nhóm chỉ tiêu thể hiện tình hình chăn ni: Số lượng gia súc; gia cầm; … d. Nhóm chỉ tiêu thể hiện yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm: Trình độ và năng lực cán bộ; trang thiết bị kiểm dịch; …

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM DỊCH TẠI HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH TỈNH BẮC NINH

4.1.1. Khái quát về tình hình chăn ni gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Tiên Du Tiên Du

Theo khảo sát trên địa bàn huyện Tiên Du hiện có 55 trang trại chăn ni gia súc, gia cầm có quy mơ vừa và nhỏ năm trong khu dân cư, chuồng ni cịn tận dụng, chưa bố trí được các khu chăn ni riêng biệt theo lứa tuổi của mỗi loại vật ni, khơng có khu ni cách ly, nhiều hộ kho vật tư, kho chứa sản phẩm chung một nơi, nơi sát trùng, vệ sinh thú y cho người chăn ni riêng biệt cho cơng nhân nhiều nơi chưa có. Các trang trại có quy mơ lớn nằm ngồi khu dân cư có chuồng trại được xây dựng phù hợp với từng loại vật ni, bố trí phù hợp các khu vệ sinh sát trùng cho công nhân, kho chứa vật tư, khó chứa sản phẩm chăn ni và chuồng nuôi (đặc biệt các hộ chăn nuôi gia công cho các cơng ty trong nước và nước ngồi đã được đầu tư nhiều tiến bộ kỹ thuật, hiệu quả chăn nuôi cao). Số cịn lại là chăn ni nhỏ lẻ, việc bố trí của các khu riêng biệt là khơng có, chăn ni theo hình thức tận dụng. Sau năm 2010, chính sách đổi mới đã tạo nên sự phát triển tồn diện đối với nền kinh tế nơng nghiệp ở huyện Tiên Du, trong đó chăn ni cũng đạt được mức tăng trưởng tích cực và tiếp tục phát triển trong những năm gần đây.

Huyện Tiên Du có thế mạnh chăn ni gia súc, đàn lợn ổn định, đàn trâu, bị có xu hướng giảm trong những năm gần đây và chuyển sang nhập về để giết mổ. Không chỉ là một trong những vùng lúa, rau và cây màu chính cung cấp lương thực cho huyện Tiên Du, thành phố Bắc Ninh và các địa phương khác, Tiên Du cũng là khu vực chăn ni lợn, bị, trâu của thành phố từ nhiều năm trước. Chăn nuôi vẫn thực hiện nhiều chủ yếu tại các hộ gia đình, quy mơ nhỏ lẻ. Sau năm 1988, chính sách đổi mới đã tạo nên sự phát triển tồn diện đối với nền kinh tế nơng nghiệp ở Tiên Du. Trong đó, chăn ni cũng đạt được mức tăng trưởng khá, và tiếp diễn trong suốt thời gian này cho đến nay. Riêng Trâu bị được chăn ni với hai mục đích: cung cấp nguồn thực phẩm hàng ngày cho người dân và sử dụng làm sức kéo.

Kết quả chăn nuôi gia súc gia cầm của huyện Tiên Du được trình bày dưới bảng 4.1.

năm 2014 của huyện là 101.000 con, đến năm 2016 tổng đàn gia súc của huyện đã tăng lên là 130.000 con. Trong đó lợn là 119.500 con chiếm 91.53% tổng đàn gia súc.

Bảng 4.1. Tình hình chăn ni gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Gia súc, gia cầm Gia súc, gia cầm (con) Năm 2014 2015 2016 1. Gia súc 101.000 115.000 130.000 +/ Lợn 94.000 105.000 119.500 +/ Bò 4.000 5.500 5.700 +/ Trâu 3.000 4.500 4.800 2. Gia cầm 950.000 1.100.000 1.200.000 +/ Vịt 100.000 120.000 115.000 +/ Gà 850.000 880.000 1.085.000

Nguồn: Trạm Chăn nuôi và thú y Tiên Du (2016)

Tiếp đến là gia cầm vào năm 2014 tổng đàn gia cầm của huyện là 950.000 con, đến năm 2016 tổng đàn gia cầm của huyện đã tăng lên là 1.200.000 con trong đó gà là 1.085.000 con, chiếm 90,41% tổng đàn gia cầm.

4.1.2. Khái quát về tình hình dịch bệnh tại địa bàn huyện Tiên Du

Dịch bệnh của động vật bao gồm: Dịch Cúm gia cầm, Dịch Lở mồm long móng gia súc, Dịch Tai xanh trên lợn,…

Cúm gia cầm: Nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Một số chủng vi rút cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam (A/H7N9, A/H5N2, AH5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói giêng, có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu. Các địa phương cần chủ động trong cơng tác phịng, chống Cúm gia cầm; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.

Lở mồm long móng: Các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phịng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt

việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.

Tai xanh trên lợn: Trong thời gian tới, có thể tiếp tục xuất hiện các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn có ổ dịch cũ và khu vực có nguy cơ cao. Các địa phương cần tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn lợn, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các qui định về kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, tăng cường kiểm soát giết mổ lợn, chủ động ngăn chặn dịch phát sinh và lây lan.

Trong năm 2014, trên địa bàn huyện dịch Cúm gia cầm H5N1 đã xảy ra từ ngày 04/01/2014 đến ngày 18/01/2014 làm 3.458 con gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy; dịch Lở mồm long móng (LMLM) xảy ra từ ngày 06/01/2014 đến ngày 26/01/2016 làm 124 con gia súc mắc bệnh (60 con bò và 64 con lợn).

Do thực hiện tốt cơng tác tiêm phịng cùng với các biện pháp phòng, chống dịch nên trong hai năm 2015, 2016 trên địa bàn huyện Tiên Du không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm xảy ra trên đàn gia súc gia cầm. Tình hình sản xuất, chăn ni tiếp tục phát triển ổn định, nguồn cung các sản phẩm động vật dồi dào, bảo đảm nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Trạm chăn nuôi và Thú y huyện Tiên Du đã tham mưu cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y, UBND huyện và các cơ quan chức năng triển khai thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Kiện tồn Ban chỉ đạo phịng, chống dịch bệnh động vật các cấp, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.

2. Kiểm tra giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn vật ni đến tận hộ chăn nuôi, phát hiện sớm các ổ bệnh và xử lý kịp thời, không để lây lan thành dịch.

3. Thống kê đàn vật ni, tiêm phịng bổ sung các loại vắc xin: Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro, dịch tả vịt cho gia cầm; vắc xin Tai xanh, Dịch tả, Tụ huyết trùng, LMLM cho đàn lợn; vắc xin Tụ huyết trùng, LMLM cho trâu, bò... đảm bảo 100% gia súc, gia cầm được tiêm phòng.

4. Tăng cường kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động mua bán, giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật lưu thơng trên địa bàn.

pháp phịng, chống dịch bệnh; chủ động khai báo khi có gia súc, gia cầm ốm, chết. Thường xuyên vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường, xử lý chất thải chăn nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh phát tán và gây bệnh.

6. Củng cố chuồng trại chăn nuôi đảm bảo điều kiện vệ sinh phịng dịch; phịng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi; sử dụng các loại vật liệu che chắn chuồng trại, dụng cụ sưởi ấm khi nhiệt độ xuống thấp. Cung cấp đủ thức ăn, nước uống sạch cho vật ni; khơng thả rơng, khơng cho trâu bị làm việc ngoài đồng khi nhiệt độ xuống dưới 130C.

4.1.3. Khái quát về tình hình giết mổ ĐV và sản phẩm ĐV

* Tình hình cơ sở sản xuất kinh doanh điểm giết mổ

Qua thực tế ở trên cho ta thấy tình trạng giết mổ hiện nay ở huyện Tiên Du phát triển một cách tự phát, khơng có sự quy hoạch, thiếu sự đầu tư đúng mức, mang tính manh mún, nhỏ lẻ và phân tán. Vì thế đã gây khơng ít khó khăn cho cơng tác quản lý cũng như việc kiểm tra, kiểm sốt giết mổ.

Để các lị mổ tập trung hoạt động có hiệu quả thì Nhà nước cần quản lý, kiểm soát chặt chẽ các điểm giết mổ nhỏ lẻ và từng bước xóa bỏ ở thời điểm thích hợp. Ngồi tạo điều kiện thuận lợi về vay vốn với lãi suất thấp, Nhà nước nên hỗ trợ các điểm giết mổ tập trung về cơ sở hạ tầng. Cần gắn quy hoạch giết mổ với quy hoạch khu bán thực phẩm tươi sống tại các chợ truyền thống, chợ đầu mối kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm động vật, từng bước hình thành hệ thống cửa hàng kinh doanh sản phẩm động vật sạch trên địa bàn thành phố. Ngồi ra, cần có cơ chế chính sách khuyến khích mơ hình liên kết chuỗi từ sản xuất tới bàn ăn để kiểm soát nguyên liệu đầu vào.

Bảng 4.2. Các cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện Tiên Du

Cơ sở Số lượng Tỷ lệ

Cơ sở giết mổ tập trung 01 1,25 %

Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ 79 98,75 %

Tổng số 80 100 %

Nguồn: Trạm Chăn nuôi và thú y Tiên Du (2016)

Cần tăng cường phối hợp các lực lượng liên ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn và xử lý nghiêm các cơ sở giết mổ, kinh doanh thực phẩm trái phép, vi phạm các quy định vệ sinh thú y. Nhà nước cần đầu tư nguồn nhân lực, trang thiết bị và

kinh phí cho cơng tác kiểm dịch, kiểm sốt giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y. Ngồi chính sách hỗ trợ về giết mổ của tỉnh ra, các địa phương cần có cơ chế riêng để khuyến khích các hộ giết mổ nhỏ lẻ vào khu giết mổ tập trung.

Nhìn vào bảng thống kê các cơ sở giết mổ trên địan bàn huyện Tiên Du thấy: Về các cơ sở tập trung có tổng số 01 cơ sở chiếm 1,25%; số còn lại chủ yếu là tập trung vào các cơ sở tư nhân nhỏ lẻ của hộ gia đình với tổng số là 79 cơ sở chiếm 98,75%.

Hoạt động của các cơ sở giết mổ đảm bảo cung cấp đa số các sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)