Khái quát về tình hình giết mổ ĐV và sản phẩm ĐV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 60 - 64)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng hoạt động kiểm dịch tại huyện tiên du tỉnh Bắc Ninh

4.1.3. Khái quát về tình hình giết mổ ĐV và sản phẩm ĐV

* Tình hình cơ sở sản xuất kinh doanh điểm giết mổ

Qua thực tế ở trên cho ta thấy tình trạng giết mổ hiện nay ở huyện Tiên Du phát triển một cách tự phát, khơng có sự quy hoạch, thiếu sự đầu tư đúng mức, mang tính manh mún, nhỏ lẻ và phân tán. Vì thế đã gây khơng ít khó khăn cho cơng tác quản lý cũng như việc kiểm tra, kiểm sốt giết mổ.

Để các lị mổ tập trung hoạt động có hiệu quả thì Nhà nước cần quản lý, kiểm soát chặt chẽ các điểm giết mổ nhỏ lẻ và từng bước xóa bỏ ở thời điểm thích hợp. Ngồi tạo điều kiện thuận lợi về vay vốn với lãi suất thấp, Nhà nước nên hỗ trợ các điểm giết mổ tập trung về cơ sở hạ tầng. Cần gắn quy hoạch giết mổ với quy hoạch khu bán thực phẩm tươi sống tại các chợ truyền thống, chợ đầu mối kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm động vật, từng bước hình thành hệ thống cửa hàng kinh doanh sản phẩm động vật sạch trên địa bàn thành phố. Ngồi ra, cần có cơ chế chính sách khuyến khích mơ hình liên kết chuỗi từ sản xuất tới bàn ăn để kiểm soát nguyên liệu đầu vào.

Bảng 4.2. Các cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện Tiên Du

Cơ sở Số lượng Tỷ lệ

Cơ sở giết mổ tập trung 01 1,25 %

Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ 79 98,75 %

Tổng số 80 100 %

Nguồn: Trạm Chăn nuôi và thú y Tiên Du (2016)

Cần tăng cường phối hợp các lực lượng liên ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn và xử lý nghiêm các cơ sở giết mổ, kinh doanh thực phẩm trái phép, vi phạm các quy định vệ sinh thú y. Nhà nước cần đầu tư nguồn nhân lực, trang thiết bị và

kinh phí cho cơng tác kiểm dịch, kiểm sốt giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y. Ngồi chính sách hỗ trợ về giết mổ của tỉnh ra, các địa phương cần có cơ chế riêng để khuyến khích các hộ giết mổ nhỏ lẻ vào khu giết mổ tập trung.

Nhìn vào bảng thống kê các cơ sở giết mổ trên địan bàn huyện Tiên Du thấy: Về các cơ sở tập trung có tổng số 01 cơ sở chiếm 1,25%; số còn lại chủ yếu là tập trung vào các cơ sở tư nhân nhỏ lẻ của hộ gia đình với tổng số là 79 cơ sở chiếm 98,75%.

Hoạt động của các cơ sở giết mổ đảm bảo cung cấp đa số các sản phẩm của giết mổ cho tiêu dùng hàng ngày là hệ thống các cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện gồm có 2 loại hình chính là cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở giết mổ thủ cơng nhỏ lẻ.

Tiên Du có 01 cơ sở giết mổ tập trung với công suất thiết kế là giết mổ, cung cấp 12 tấn thịt gia cầm, 8 tấn thịt gia súc/ngày. Các cơ sở giết mổ tập trung (khi hoạt động hết cơng suất), hàng ngày có thể sản xuất cung ứng tới 88,7% nhu cầu thịt gia cầm và 59,8% thịt lợn của toàn huyện. Song thực tế mới chỉ giết mổ, cung ứng 15% nhu cầu thịt gia cầm và 29,4% thịt lợn.

Hiện còn tới 100% thịt trâu, bò, 85 % thịt gia cầm và 70,6% thịt lợn được cung ứng từ 79 cơ sở, điểm giết mổ và hộ kinh doanh giết mổ theo kiểu mùa vụ. Số cơ sở giết mổ này chưa được kiểm soát theo quy định (UBND tỉnh Bắc Ninh).

Để các lị mổ tập trung hoạt động có hiệu quả thì Nhà nước cần quản lý, kiểm soát chặt chẽ các điểm giết mổ nhỏ lẻ và từng bước xóa bỏ ở thời điểm thích hợp. Ngồi tạo điều kiện thuận lợi về vay vốn với lãi suất thấp, Nhà nước nên hỗ trợ các điểm giết mổ tập trung về cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào (nhà máy - PV), kinh phí giải phóng mặt bằng,... Cần gắn quy hoạch giết mổ với quy hoạch khu bán thực phẩm tươi sống tại các chợ truyền thống, chợ đầu mối kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm động vật, từng bước hình thành hệ thống cửa hàng kinh doanh sản phẩm động vật sạch trên địa bàn huyện. Ngồi ra, cần có cơ chế chính sách khuyến khích mơ hình liên kết chuỗi từ sản xuất tới bàn ăn để kiểm soát nguyên liệu đầu vào.

Cần tăng cường phối hợp các lực lượng liên ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn và xử lý nghiêm các cơ sở giết mổ, kinh doanh thực phẩm trái phép, vi phạm các quy định vệ sinh thú y. Nhà nước cần đầu tư nguồn nhân lực, trang thiết bị và

kinh phí cho cơng tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y. Ngồi chính sách hỗ trợ về giết mổ của huyện, các địa phương cần có cơ chế riêng để khuyến khích các hộ giết mổ nhỏ lẻ vào khu giết mổ tập trung…

Bảng 4.3. Số lượng và sự phân bố cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du

Địa điểm Số lượng Tỷ lệ

Thị trấn Lim 7 8,75 Xã Liên Bão 5 6,25 Xã Đại Đồng 6 7,5 Xã Phật Tích 5 6,25 Xã Hiên Vân 6 7,5 Xã Lạc Vệ 7 8,75 Xã Nội Duệ 5 6,25 Xã Tri Phương 6 7,5 Xã Hoàn Sơn 6 7,5 Xã Tân Chi 5 6,25 Xã Minh Đạo 5 6,25 Xã Cảnh Hưng 7 8,75 Xã Việt Đoàn 6 7,5 Xã Phú Lâm 5 6,25 Tổng 80 100

Nguồn: Trạm Chăn nuôi và thú y Tiên Du (2016)

Qua thực tế ở trên cho ta thấy tình trạng giết mổ hiện nay ở huyện Tiên Du phát triển một cách tự phát, khơng có sự quy hoạch, thiếu sự đầu tư đúng mức, mang tính manh mún, nhỏ lẻ và phân tán. Vì thế, đã gây khơng ít khó khăn cho cơng tác quản lý cũng như việc kiểm tra, kiểm sốt giết mổ.

* Tình hình vệ sinh thú y trong kinh doanh, giết mổ trên địa bàn huyện

Yêu cầu đối với khu giết mổ động vật

1. Được thiết kế bảo đảm quá trình giết mổ theo nguyên tắc một chiều từ khu bẩn đến khu sạch. Khu bẩn và khu sạch phải cách biệt nhau, giữa hai khu phải có hố hoặc máng sát trùng.

2. Mái, hoặc trần: được làm bằng vật liệu bền, khoảng cách từ sàn đến trần hoặc mái nhà tối thiểu là 3,6m tại nơi tháo tiết, 4,8m tại nơi đun nước nóng và làm lơng, 3m tại nơi pha lóc thịt. Cơ sở có dây chuyền giết mổ treo, khoảng cách từ thiết

bị treo đến trần hoặc mái ít nhất là 1m.

3. Tường phía trong khu giết mổ: được làm bằng vật liệu chắc chắn, bền, chịu nhiệt, nhẵn, chống ẩm mốc, dễ vệ sinh và khử trùng. Chân tường, nơi tiếp giáp giữa mặt sàn và góc cột được xây trịn hay ốp nghiêng.

4. Được bố trí đầy đủ hệ thống bồn rửa tay cho công nhân, bồn rửa và khử trùng dụng cụ giết mổ, bảo hộ lao động tại những vị trí thuận tiện cho việc làm sạch và khử trùng.

5. Sàn khu vực giết mổ:

a) Được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, chống trơn trượt, dễ vệ sinh và khử trùng.

b) Thiết kế dốc về phía hệ thống thu gom chất thải, bảo đảm thốt nước tốt và khơng đọng nước trên sàn.

6. Có giá treo hay giá đỡ đảm bảo thân thịt cao hơn mặt sàn ít nhất 0,3m. Nếu lấy phủ tạng trên bệ mổ, bệ phải cao hơn sàn ít nhất 0,4m.

7. Có hệ thống hút hơi nước ngưng tụ hoạt động tốt.

8. Nơi làm sạch lòng trắng, dạ dày phải tách biệt với nơi để lòng đỏ và thịt để tránh làm vấy nhiễm chéo.

9. Nơi kiểm tra thân thịt lần cuối: được bố trí cuối dây chuyền giết mổ treo hoặc sau vị trí rửa lần cuối để kiểm tra thân thịt, đóng dấu kiểm sốt giết mổ trước khi đưa thịt ra khỏi cơ sở.

10. Yêu cầu về làm lạnh và bảo quản lạnh thịt lợn tại cơ sở (nếu có): a) Thịt tươi: sau khi làm nguội, đóng gói và bảo quản ở nhiệt độ 0 – 5oC. b) Thịt đông lạnh: sau khi làm nguội, cấp đông ở nhiệt độ –40oC đến –50oC, bảo quản ở nhiệt độ –18oC đến –20oC.

Nhìn chung điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở và các điểm giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện chưa đáp ứng được các yêu cầu theo quy định. Trang thiết bị, nhà xưởng, dụng cụ phục vụ giết mổ không đảm bảo hoặc đã bị hư hỏng, xuống cấp nhưng không được cải tạo, sửa chữa. Đặc biệt, hầu hết các điểm giết mổ nhỏ lẻ trong hộ gia đình khơng được đầu tư xây dựng đúng quy cách và nằm trong khu vực đơng dân cư, khơng có hệ thống xử lý chất thải, việc giết mổ chủ yếu được thực hiện trên nền xi măng, sàn gạch, sân giếng,... nên không đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng và bảo vệ môi

trường sinh thái. Người trực tiếp tham gia giết mổ chưa được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, không được khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe định kỳ.

Ngay cả đối với các cơ sở giết mổ gia súc tập trung thì vẫn chưa đáp ứng điều kiện vệ sinh thú y. Không xét quy định về thiết kế bảo đảm quá trình giết mổ theo nguyên tắc một chiều từ khu bẩn đến khu sạch cách biệt nhau; quy định về vật liệu mái, trần,... thì những quy định tối thiểu như sàn khu vực giết mổ, giá treo thân thịt, nước sạch, hệ thống bồn rửa tay cho công nhân, bồn rửa và khử trùng dụng cụ giết mổ, bảo hộ lao động đều không đạt tiêu chuẩn.

4.1.4. Khái quát về hệ thống tổ chức QLNN trong kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐV trên địa bàn huyện Tiên Du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)