Đánh giá về tình hình ban hành các văn bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 68)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá công tác qlnn trong kiểm dịch đv và spđv trên địa bàn huyện

4.2.1. Đánh giá về tình hình ban hành các văn bản

Trong những năm gần đây, công tác quản lý kiểm dịch động vật và sản

Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan, các cấp chính quyền địa phương ban hành tạo hành lang pháp lý trên lĩnh vực kiểm soát giết mổ, kinh doanh gia súc gia cầm.

Thực hiện Thông báo số 269/TB -VPCP ngày 10/8/2015 của Văn phịng Chính phủ, cơng văn số 5697/BCĐTƯ - VSATTP ngày 06/8/2015 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương, tỉnh Bắc Ninh đã giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Cơng Thương, Sở Y tế, UBND cấp huyện và các ngành có liên quan tham mưu UBND thành phố xây dựng hệ thống kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật theo quy hoạch; Tỉnh Bắc Ninh cũng ban hành các văn bản chỉ đạo xử phạt nghiêm các các cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh theo quy định. UBND cấp huyện xây dựng lộ trình từng bước giảm dần các điểm, hộ giết mổ thủ công nhỏ lẻ trong dân cư và chợ truyền thống không đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thú y, ATTP và vệ sinh môi trường.

Trong thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến xã đã quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện các giải pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn, bước đầu thu được một số kết quả khả quan. Ngành chuyên môn đã tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện ban hành một số cơ chế khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung và các quy định đối với hoạt động kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật và kiểm tra vệ sinh thú y như: Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 22/01/2013 về việc ban hành “Quy định về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” và Quyết định số: 61/2014/QĐ- UBND ngày 17/4/2014 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định quản lý hoạt động giết mổ, vận chuyển, chế biến, buôn bán gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra UBND huyện cũng chỉ đạo Phòng Kinh tế phối hợp với các phịng, ngành liên quan thành lập các đồn kiểm tra liên ngành, tổ chức kiểm tra, xử phạt, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo quy định.

Bảng 4.4. Các văn bản chính sách liên quan tới KDĐV và SPĐV

Cấp Văn bản

Trung Ương - Thông tư số 61/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm theo phương thức thủ công hoặc bán tự động.

- Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

- Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.

Tỉnh

- Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 22/01/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Ban hành “Quy định về quản lý hoat động giết mổ, vận chuyển, chế biến, buôn bán gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

- Quyết định số: 61/2014/QĐ-UBND ngày 17/4/2014 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định quản lý hoạt động giết mổ, vận chuyển, chế biến, buôn bán gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Huyện

- Kế hoạch số: 08/KH - BCĐ ngày 17/02/2015 của BCĐ huyện Tiên Du về việc kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, giết mổ, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Quyết định số: 217/QĐ -UBND ngày 20/12/2015 của UBND huyện Tiên Du về việc thành lập đoàn liên ngành kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, giết mổ, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Nguồn: Trạm Chăn nuôi và thú y Tiên Du (2016) Trong thời gian qua ngành Nông nghiệp làm tốt công tác tham mưu để Tỉnh ban hành các chính sách cụ thể về hỗ trợ hoạt động giết mổ gia súc gia cầm trên địa bàn huyện.

địa phương nhìn chung chưa sát sao, quyết liệt, nhất là việc cụ thể hóa, hồn thiện hệ thống pháp luật, công tác quy hoạch và phát triển hệ thống cơ sở giết mổ tập trung. Các chính sách khuyển khích, hỗ trợ hoạt động giết mổ, kinh doanh, vận chuyển gia súc gia cầm chưa đồng bộ, chưa thật sự phát huy hiệu quả.

Về chính sách hỗ trợ: Tỉnh Bắc Ninh đã ban hành chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung nhưng vì đây là lĩnh vực gặp nhiều rủi ro, đầu tư cao, nguồn nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra cịn khó khăn nên các doanh nghiệp không mặn mà trong việc đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ. Hơn nữa ý thức người dân tham gia giết mổ gia súc gia cầm còn chưa cao, chưa quan tâm thực hiện các quy định về quản lý nhà nước nên còn tồn tại rất nhiều điểm giết mổ nhỏ lẻ, nằm trong khu dân cư, không đảm bảo vệ sinh cũng như an tồn thực phẩm, gây ơ nhiễm mơi trường.

Bên cạnh đó, cơng tác quản lý nhà nước còn thiếu tinh thần trách nhiệm khơng tích cực tun truyền cũng như giám sát, xử phạt các hộ gia đình cố tình vi phạm. Do vậy trong những năm qua nhìn chung chưa có nhiều chuyển biến tích cực.

4.2.2. Đánh giá về tình hình cơng tác tuyên truyền

* Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền vận động

Công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức về kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật được UBND huyện Tiên Du chỉ đạo Phòng y tế, Trung tâm y tế, Trạm Chăn nuôi và thú y triển khai một cách đồng bộ, cụ thể. Tất cả các tổ chức chính trị, đồn thể, cơ quan đơn vị trong tỉnh đều thực hiện tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm trong đơn vị mình, phịng chống dịch bệnh.

Bảng 4.5. Kết quả tuyên truyền vận động giai đoạn (2014 - 2016)

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016

Số lớp Lớp 2 3 3

Số người tham gia Người 200 300 300

Tổng kinh phí Triệu đồng 40 60 60

Nguồn: Trạm Chăn nuôi và thú y Tiên Du (2016)

Với kinh phí trong năm 2014 là 40 triệu đồng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tiên Du đã tổ chức được 2 lớp tuyên truyền vận động trong công tác kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật với số lượng người tham gia là 200 người.

Trong các năm 2015; 2016 kinh phí tăng lên là 60 triệu đồng, Trạm Chăn nuôi và thú y huyện Tiên Du đã tổ chức được tuyên truyền cho 300 người mỗi

năm, mở 3 lớp/ năm tại các xã đơn vị cơ sở của huyện.

Đồng thời Trạm đã cấp phát tờ rơi tuyên truyền cơng tác phịng chống dịch bệnh cho người chăn nuôi.

- Tờ rơi kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm: 2.000 tờ. - Tờ rơi tuyên truyền phòng chống bệnh dại: 1.500 tờ.

- Tờ rơi tun truyền phịng chống bệnh lở mồm long móng:2.000 tờ. - Tờ rơi tuyên truyền phòng chống bệnh cúm: 1.500 tờ.

- Tờ rơi tuyên truyền phòng chống bệnh tai xanh: 1.500 tờ.

Như vậy có thể nói cơng tác tun truyền của QLNN trong kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐV tới các chủ cơ sở kinh doanh giết mổ và các hộ gia đình đã phát huy được một số ưu điểm, ảnh hưởng không nhỏ tới nhận thức về an toàn thực phẩm trong việc kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm, họ đã nghiêm túc thực hiện những nội quy về an toàn thực phẩm;

Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị nhìn chung đều được nâng cấp, nguồn nước, các công tác xử lý sau giết mổ đều được lưu ý. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan như điều kiện tự nhiên, điều kiện vật chất, trình độ chun mơn, tiềm lực kinh tế,… Một số cơ sở giết mổ vẫn còn vi phạm các lỗi về vệ sinh an toàn thực phẩm mặc dù đã được tuyên truyền, vận động mọi lúc, mọi nơi;

Còn đối với người tiêu dùng, dân cư sống trên địa bàn có lị giết mổ gia súc, gia cầm, sau khi được tuyên truyền về an toàn thực phẩm, nhận thức của người dân đã được nâng cao. Luôn nâng cao ý thức kiểm tra chất lượng thịt động vật theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong việc sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đã qua kiểm dịch của cơ quan thú y.

Dưới đây là một số hình ảnh của cán bộ đi tập huấn về chuyên môn

* Ý kiến đánh giá về công tác tuyên truyền vận động nâng cao ý thức

Công tác tuyên truyền vận động của QLNN trong kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐV nhằm nâng cao ý thức của các cơ sở chăn nuôi, giết mổ trong thời gian qua nhìn chung đã được chú trọng. Các ý kiến được trình bày dưới bảng sau:

Bảng 4.6. Ý kiến đánh giá về công tác tuyên truyền vận động

Chỉ tiêu

Hộ chăn nuôi Cơ sở giết mổ Cán bộ quản lý SL (cơ sở) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Tổng số 30 100 30 100 6 100 1.Về mức độ cập nhật - Cập nhật thường xuyên 23 76,67 20 66,67 6 100 - Chậm so với chính sách ban hành 7 23,33 10 33,33 0 0 2.Về hình thức tuyên truyền - Đa dạng 10 33,33 12 40,0 4 66,67 - Không đa dạng 20 66,67 18 60,0 2 33,33

3.Về nội dung tuyên truyền

-Rõ ràng 2 6,67 4 13,3 2 33,33

-Bình thường 20 66,67 15 50,00 4 66,67

-Không rõ ràng 8 26,67 11 36,7 0 0,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Đa số ý kiến đánh giá cho thấy việc tuyên truyền các chính sách được cập nhật tương đối thường xuyên, nhất là khi có các văn bản chính sách mới được ban hành có liên quan đến hoạt động giết mổ gia súc gia cầm.

Bên cạnh đổi mới trong cơng tác tổ chức, chỉ đạo thì phương pháp tun truyền về kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật đã có sự đa dạng, phong phú hơn. Các bài tuyên truyền không dài; phương pháp tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu; hình thức tuyên truyền bằng cách cầm tay, chỉ việc hoặc tuyên truyền bằng những hình ảnh của các hậu quả do thiếu an tồn vệ sinh thực phẩm. Có thể nói rằng đã có rất nhiều phương pháp tuyên truyền sáng tạo bởi đây là các cơ sở giết mổ lớn trên địa bàn huyện. Đã có nhiều phương pháp tuyên truyền sáng tạo bởi đây là các cơ sở giết mổ lớn trên địa bàn huyện. Qua các phương tiện thông tin để giới thiệu, biểu dương cơ sở sản xuất, lưu thông, giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật đảm bảo an tồn thực phẩm; cơng bố, phê bình các cơ sơ vi phạm. Xây dựng các chuyên đề phù hợp về an toàn thực phẩm trong sản xuất, lưu thông, giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để định kỳ tun truyền trên truyền hình, báo chí, pano, tờ rơi,… phổ biến đến người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng.

4.2.3. Đánh giá về tình hình cơng tác quy hoạch điểm giết mổ gia súc gia cầm

* Kết quả thực hiện công tác quy hoạch điểm giết mổ gia súc gia cầm

Để đưa hoạt động giết mổ gia súc gia cầm vào hoạt động có hiệu quả, thành phố Bắc Ninh đã có Quyết định số 781/QĐ-UBND ngày 5/12/2014 về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố đến năm 2020. Tuy nhiên, tình hình triển khai kế hoạch tại một số huyện chuyển biến rất chậm dường như khơng có mà chủ yếu tập chung các loại hình giết mổ nhỏ lẻ.

Bên cạnh kết quả đạt được trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Tiên Du nói riêng cũng gặp khơng ít khó khăn vướng mắc. Cụ thể về quỹ đất dành cho quy hoạch giết mổ khó khăn về thủ tục và GPMB vì liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Có nhiều huyện đề xuất điều chỉnh diện tích xây dựng cơ sở giết tập trung do chưa đảm bảo đáp ứng nhu cầu giết mổ của địa phương. Về nguồn vốn, các cơ sở giết mổ tập trung đã được phê duyệt cịn thiếu kinh phí cho GPMB, doanh nghiệp thực hiện nguồn vốn có hạn chế. Về chỉ đạo của cấp chính quyền, nột số huyện chưa quan tâm đúng mức tới việc triển khai quy hoạch giết mổ của UBND tỉnh Bắc Ninh, chưa xây dựng Kế hoạch thực hiện hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và việc triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch trên địa bàn quản lý còn chậm tiến độ. Việc xử lý vi phạm về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm của các cấp, các ngành chức năng chưa triệt để, chưa nghiêm. Việc tổ chức chuỗi liên kết từ chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ cịn hạn chế. Cơng tác thơng tin tuyên truyền cịn hạn chế, chưa đưa lên phương tiện thơng tin đại chúng những cơ sở giết mổ, chế biến, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh ATTP và vệ sinh môi trường.

Việc triển khai xử lý vi phạm về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, vệ sinh an tồn thực phẩm của QLNN cịn chưa triệt để, chưa nghiêm. Chẳng hạn với việc tổ chức chuỗi liên kết từ chăn nuôi đến giết mổ đến chế biến và tiêu thụ còn hạn chế.

Bảng 4.7. Quy hoạch mới các cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tập trung trên địa bàn huyện Tiên Du năm 2016

Tên cơ sở, điểm giết mổ gia súc,

gia cầm Địa chỉ

Diện tích (ha)

Cơng suất giết mổ (tấn/ngày) Trâu, bò Lợn Gia

cầm

1.Quy hoạch mới tại tỉnh Bắc Ninh 10,2 80 155 105 2. Quy hoạch mới tại huyện Tiên Du 1,5 8,8 15 11

- Điểm giết mổ Lim 0,8 5,8 8,0 6,0

- Điểm giết mổ Tri Phương 0,7 3,0 7,0 5,0 Nguồn: Trạm Chăn nuôi và thú y Tiên Du (2016) * Ý kiến đánh giá về công tác quy hoạch điểm giết mổ gia súc gia cầm

Mặc dù, nội dung quy hoạch các điểm giết mổ của tính Bắc Ninh đã được đề cập trong phương án quy hoạch, nhưng số điểm giết mổ gia súc gia cầm trên tồn tình nhì chung chưa có mà chủ yếu tự phát nhỏ lẻ. Kết quả khảo sát các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm được thể hiện dưới bảng sau:

Mặc dù, nội dung quy hoạch các điểm giết mổ của tính Bắc Ninh đã được đề cập trong phương án quy hoạch, nhưng số điểm giết mổ gia súc gia cầm trên tồn tình nhì chung chưa có mà chủ yếu tự phát nhỏ lẻ. Kết quả khảo sát các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm được thể hiện dưới bảng 4.8.

Về điểm quy hoạch: Khi được hỏi với các hộ chăn nuôi và các cơ sở giết mổ thì đã có 30 đến 36,67% số ý kiến cho biết là các điểm quy hoạch giết mổ là tương đối phù hợp, còn lại là 63,33% họ cho rằng điểm quy hoạch chưa phù hợp. Khi được hỏi ở một số cán bộ quản lý thì cho thấy 100% số người đều trả lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)