Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Tiên Du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 45 - 52)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Tiên Du

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Do có sự thay đổi địa giới và các đơn vị hành chính dẫn tới tổng diện tích đất tự nhiên năm 2014 so với năm 2013 giảm 9,28% (1.584,81 ha). Diện tích đất nơng nghiệp, phi nông nghiệp cũng giảm về mặt số lượng.

Số liệu bảng 3.1 cho thấy, cơ cấu diện tích đất nơng nghiệp và đất chưa sử dụng so với tổng diện tích đất tự nhiên giảm nhẹ, bên cạnh đó, cơ cấu diện tích đất phi nơng nghiệp tăng lên. Nguyên nhân là do dân số của huyện ngày càng tăng nhanh nên nhu cầu sử dụng đất ở và đất chuyên dùng tăng.

Bảng 3.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai huyện Tiên Du giai đoạn 2014 - 2016 STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 15/14 16/15 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 17.069,63 100 15.484,82 100 15.484,82 100,00 90,72 100,0 95,24

1 Tổng diện tích đất nơng nghiệp 10.667,66 62,49 9.678,14 62,50 9.592,57 61,95 90,72 99,12 94,83

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 9.588,99 89,89 8.698,71 89,88 8.583,24 89,48 90,72 98,67 94,61

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 9.527,10 99,35 8.662,57 99,58 8.560,98 99,74 90,93 98,83 94,79

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 61,89 0,65 36,14 0,42 22,26 0,26 58,39 61,59 59,97

1.2 Đất lâm nghiệp 168,96 1,58 153,26 1,58 152,97 1,59 90,71 99,81 95,15

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 909,81 8,53 825,30 8,53 855,54 8,92 90,71 103,66 96,97

1.4 Đất nông nghiệp khác 1,90 0,02 0,87 0,01 0,82 0,01 45,79 94,25 65,69

2 Tổng DT đất phi nông nghiệp 6.221,69 36,45 5.644,04 36,45 5.730,61 30,43 90,72 101,53 95,97

2.1 Đất ở 1.916,72 30,81 1.736,76 30,77 1.743,81 29,09 90,61 100,41 95,38 2.1.1 Đất ở nông thôn 1.833,70 95,67 1.661,45 95,68 1.667,06 95,60 90,72 100,22 95,35 2.1.2 Đất ở đô thị 83,02 4,33 75,31 4,32 76,75 4,40 90,71 101,91 96,15 2.2 Đất chuyên dùng 4.304,97 69,19 3.907,28 69,23 3.986,80 70,91 90,76 102,04 96,69 3 Đất chưa sử dụng 179,29 1,05 162,64 1,05 161,64 1,04 90,71 99,39 94,95 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 169,75 94,68 153,99 94,68 153,04 94,68 90,72 99,38 94,95

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 9,54 5,32 8,65 5,32 8,60 5,32 90,67 99,42 94,95

Nguồn: Phịng tài ngun & mơi trường huyện Tiên Du (2016)

Có thể nhận thấy, hệ số sử dụng đất ở huyện Tiên Du là khá cao, diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ khoảng hơn 1% trong tổng diện tích đất tự nhiên.

Xu hướng đào ao, hồ nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng trũng, hoặc trên các diện tích đất nơng nghiệp hàng năm chỉ trồng được 1 vụ lúa đang tăng lên trong những năm gần đây. Diện tích ni trồng thuỷ sản năm 2014 so với năm 2013 tăng 3,66 % (khoảng 30,24 ha).

Có thể thấy ngun nhân chính dẫn đến sự chuyển đổi từ đất trồng cây hàng năm sang đất nuôi trồng thuỷ sản là do chính sách phát triển ni trồng thuỷ sản của Phịng nơng nghiệp huyện Tiên Du, và xu hướng trao đổi đất mở rộng diện tích ao hồ ở các hộ, trang trại sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du.

3.1.2.2. Đặc điểm kinh tế

Trên địa bàn huyện có 3 tuyến quốc lộ 1A, 1B, 38, tỉnh lộ 276, 295 và tuyến đường sắt chạy qua nối liền với thành phố Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận, tạo cho huyện có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm. Với vị trí địa lý thuận lợi Tiên Du có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ.

Kinh tế của huyện liên tục tăng trưởng cao, bình quân trong 15 năm đạt 15,36%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, với tỷ trọng công nghiệp - xây dựng 41,64%, dịch vụ 38,75%, nông nghiệp 19,62%; thu ngân sách đạt trên 565 tỷ đồng (năm 2016), gấp 30,5 lần so với năm 1999; thu nhập bình quân đầu người đạt 3.476 USD/năm.

Bảng 3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011 - 2016

(Đơn vị tính: %) Năm Ngành Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nông nghiệp - thủy sản 43,96 33,27 29,33 27,55 25,78 19,62 Công nghiệp - xây dựng 24,61 38,98 39,05 40,00 38,44 41,64 Thương mại - dịch vụ 31,43 27,74 31,62 32,46 35,78 38,75 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tiên Du (2016)

- Khu vực kinh tế nông nghiệp

Nông nghiệp tiếp tục phát triển, nhất là nâng cao hiệu quả chuyển dịch những vùng trũng, thấp sang nuôi trồng thủy sản và chuyển đổi những khu vực lúa năng suất thấp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn.

Trong những năm qua nhiều giống lúa chất lượng cao đã được đứa vào sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập. Năng suất lúa bình quân từ 58,3 tạ/ha năm 2010, đến năm 2015 đạt 63 tạ/ha.

- Ngành trồng trọt

Trồng cây lương thực và cây chủ lực, trong đó chủ yếu là lúa. Sản lượng lương thực có hạt tăng từ 57.945 tấn năm 2005 giảm xuống 54.855 tấn năm 2010 tăng lên 58.504 tấn năm 2015, giai đoạn 2010 - 2015 là thời kỳ sản lượng lúa tăng cao và ổn định. Năng suất các loại cây trồng đã được tăng lên do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Giá trị sản xuất trồng trọt trên 1 ha canh tác tăng từ 33 triệu đồng năm 2010 lên 51 triệu đồng năm 2015, hệ số sử dụng đất bình quân là 2,14 lần.

- Ngành chăn nuôi

Trong những năm qua, chăn ni có bước phát triển khá so với kỳ trước đây, nhưng nhìn chung tỷ trọng vẫn cịn thấp. Đàn lợn và đàn gia cầm tăng ổn định về số lượng và sản lượng.

- Thủy sản

Thủy sản được đầu tư phát triển mạnh cả quy mơ, hình thức khai thác, đã có nhiều mơ hình VAC kết hợp theo hướng trang trại, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Diện tích ni trồng được mở rộng, diện tích ni trồng tăng từ 483 ha năm 2005 lên 1.020 ha năm 2010 và đạt 1.350 ha năm 2015, sản lượng tăng từ 1.334 đạt 8.750 tấn.

- Khu vực kinh tế công nghiệp

Cơng nghiệp đang trên đà phát triển, bước đầu có những chuyển biến tích cực tạo sự dịch chuyển đáng kể trong cơ cấu kinh tế của huyện. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng từ 33,267 tỷ đồng lên 155,322 tỷ đồng năm 2010 và đạt 720 tỷ đồng năm 2015.

Sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp được khuyến khích phát triển. Tính đến nay ngành cơng nghiệp - TTCN tồn huyện có 69 doanh nghiệp. Trong đó: 03 đơn vị đầu tư tại khu công nghiệp Tiên Sơn; 02 đơn vị đầu tư tại cụm công nghiệp Đại

Đồng; 02 đơn vị ở khu vực VISIP chuyên sản xuất, kinh doanh VLXD. Nhìn chung sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đang trên đà phát triển, bước đầu đã có sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường như thức ăn gia súc, phôi đồng, phôi thép, đồ gỗ, hang may mặc. Bên cạnh đó, sự hình thành và phát triển của một số khu, cụm công nghiệp trên địa bàn đã kích thích được sự đầu tư cho sản xuất cơng nghiệp và tác động mạnh mẽ đến các loại hình dịch vụ khác làm cơ sở cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Khu vực kinh tế dịch vụ

Trong những năm qua việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ làm chủ đạo đã thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và tăng nhu cầu giao dịch, trao đổi hàng hóa. Các ngành thương mại, dịch vụ có những chuyển biến tích cực, đặc biệt trong những năm gần đây đã phát triển ở tất cả các thành phần kinh tế. Tổng mức luân chuyển hàng hóa và dịch vụ năm 2015 đạt 592,65 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khu vực dịch vụ kể từ năm 2005 đến nay tăng theo chiều hướng tích cực, riêng giai đoạn 2010 - 2015 đạt 37,5%.

Thương mại, dịch vụ đang có nhiều cố gắng vươn lên để trở thành một ngành dịch vụ quan trọng trong công việc tạo ra thu nhập của kinh tế khu vực dịch vụ, một số ngành chủ yếu là vận tải, bưu điện, tài chính, ngân hàng,… phát triển mạnh và khá nhanh trong những năm qua. Hoạt động có nhiều chuyển biến, hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú thỏa mãn đươc nhu cầu tiêu dùng và sản xuất đóng góp ngày càng nhiều vào giá trị gia tăng, chiếm tỷ trọng cao trong các ngành dịch vụ. Nhìn chung, ngành dịch vụ du lịch mới phát triển, quy mơ đang cịn nhỏ, cơ sở vật chất chưa được đầu tư thỏa đáng.

Năng lực vận tải hàng hóa có bước phát triển mạnh, tốc độ nhanh, vận chuyển, luân chuyển tăng. Trong đó vận tải đường bộ chiếm chủ yếu còn lại là vận chuyển bằng đường sơng và chủ yếu do lực lượng ngồi quốc doanh đảm nhiệm. Ngành bưu điện có những bước phát triển mạnh mẽ, 100% số xã trong huyện đã phủ xong lưới điện thoại di động và điện thoại cố định. Tài chính, ngân hàng bước đầu phát triển tích cực đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho huyện.

3.1.2.3. Dân cư - lao động

Huyện Tiên Du hiện có 14 đơn vị hành chính trong đó có 13 xã và 1 thị trấn với diện tích 9.620,71 ha.

Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động huyện Tiên Du giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%)

2015/2014 2016/2015 BQ

1. Tổng số nhân khẩu Người 104.806 106.492 108.524 101,61 101,91 101,76

+ Nam Người 51.819 52.107 53.205 100,56 102,11 101,34

+ Nữ Người 52.987 54.385 55.319 102,64 101,71 102,18

2. Tổng số hộ (hộ) Hộ 23.471 25.496 27.927 108,63 109,53 109,08

+ Hộ nông nghiệp Hộ 17.665 18.312 19.012 103,66 103,82 103,74

+ Hộ phi nông nghiệp Hộ 5.806 7.184 8.915 123,73 124,09 123,91

3. Tổng số lao động Người 46.231 48.635 51.643 105,2 106,18 105,69

+ Nông nghiệp Người 33.342 35.194 37.442 105,55 106,39 105,97

+ Phi nông nghiệp Người 12.889 13.441 14.201 104,28 105,65 104,97

4. Số lao động NN/ Hộ NN Người/hộ 1,9 1,91 1,92 - - -

5. Số hộ NN/ Số hộ phi NN Lần 3,04 2,55 2,31 - - -

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tiên Du (2016)

Dân số huyện Tiên Du trước năm 1945 khoảng 4 vạn người, hầu hết là người Kinh. Mật độ dân số khoảng 500 người/1 km2.Nhân dân Tiên Du từ lâu đời phần lớn vẫn là dân nơng nghiệp với phẩm chất cần cù, chịu khó. Qua nhiều thế hệ, người dân nơi đây đã sáng tạo ra nhiều giá trị văn hoá vật chất và tinh thần để xây dựng quê hương. Là cư dân nơng nghiệp nhưng người dân Tiên Du sớm có sự năng động, nhạy bén với cái mới, hơn nữa lại là địa bàn dân cư có trình độ dân trí cao. Do vậy, đây chính là một nguồn lực to lớn, vững chắc cho sự phát triển của Tiên Du, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố - hiện đại hố hiện nay.

Lao động là lực lượng sản xuất quan trọng nhất trong mọi quá trình sản xuất. Dù máy móc có tự động hóa bao nhiêu cũng khơng thể thiếu sự quản lý, chỉ huy của người lao động. Đặc biệt trong sản xuất nơng nghiệp, lao động vẫn cịn chiếm tỷ trọng khá lớn so với các ngành khác. Những năm gần đây, số nhân khẩu và lao động gia tăng rõ rệt, thể hiện ở bảng 3.2.

Tổng số nhân khẩu của huyện Tiên Du năm 2014 là 104.806 người. Năm 2015 dân số tăng 1,61% so với năm 2014 và năm 2016 dân số tăng 1,91% so với năm 2015. Năm 2015, dân số tăng nhanh nguyên nhân là do huyện đã triển khai cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch song vẫn cịn một bộ phận người dân thực hiện chưa tốt cuộc vận động này, dẫn tới việc sinh con thứ 3, 4.

Số nhân khẩu tăng kéo theo số hộ gia đình cũng tăng. Cụ thể, năm 2014 tổng số hộ là 23.471 (hộ); số hộ nông nghiệp gấp 3,04 lần số hộ phi nông nghiệp. Số hộ năm 2015, 2016 có sự gia tăng đột biến so với các năm trước đó nguyên nhân là do các gia đình có xu hướng tách hộ để hưởng giá điện thấp theo quy định giá bậc thang của Chính phủ. Ngồi ra, các hộ gia đình có 2,3 hộ sống chung cũng dần tách ra. Số hộ nông nghiệp khơng những tăng qua các năm mà cịn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số hộ của huyện. Điều này chứng tỏ Tiên Du vẫn là huyện sản xuất nơng nghiệp là chính.

Tổng số lao động tăng song số lao động nông nghiệp/số lao động phi nông nghiệp lại giảm qua 3 năm (2014 - 2016). Xu hướng giảm tỷ trọng này phù hợp với quá trình phát triển công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn huyện, đã dẫn tới diện tích đất sản xuất nơng nghiệp giảm qua các năm. Mặt khác khoa học kỹ thuật được đưa vào sản xuất nông nghiệp ở các khâu cũng góp phần làm giảm lao động nơng nghiệp.

3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng

tập trung, chất lượng, hiệu quả. Khi mới tái lập huyện, hệ thống giao thơng của huyện có quy mơ, kết cấu lạc hậu, nhỏ bé và chia cắt. Trên địa bàn huyện mới chỉ có đường QL1A (cũ), QL 38 và TL276 được nhựa hóa và 40% đường làng, ngõ xóm được cứng hóa. Đến nay cùng với QL1A mới, QL38, tỉnh lộ 276, TL287, TL295B được đầu tư nâng cấp thì tồn bộ tuyến đường huyện, đường liên xã, liên thôn và đường làng ngõ xóm đều được nhựa hóa, bê tơng hóa. Các tuyến đường trong các khu công nghiệp, đường nội thị được hình thành và phát triển. Cơng tác qui hoạch và xây dựng cơ bản được tập trung, kết cấu hạ tầng, các cơng trình cơng cộng xã hội, chỉnh trang đơ thị, cơng trình kiến trúc, bảo vệ mơi trường,…đã được đầu tư với tổng mức hàng nghìn tỷ đồng. Có thể thấy rõ cơ sở hạ tầng và các thị tứ thay đổi rõ rệt, nhất là hệ thống giao thơng. Góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Nhiều cơng trình phúc lợi được xây dựng phục vụ cho sinh hoạt cộng đồng ở các địa bàn dân cư. 100% số xã đạt trên 10 tiêu chí về chương trình xây dựng nơng thơn mới.

3.1.2.5. Giáo dục - Đào tạo

Sự nghiệp giáo dục đào tạo được giữ vững về quy mô và chất lượng. Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp học ở các bậc học Mầm non tăng 3% so với năm 2013. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS là 97,4%; tốt nghiệp THPT là 98,5%. Chất lượng học sinh giỏi tăng cả về số lượng và chất lượng, thi học sinh giỏi đạt kết quả cao và tiếp tục ở tốp đầu của tỉnh. Chất lượng đội ngũ giáo viên được giữ vững, 100% giáo viên đạt chuẩn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)