Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng hoạt động kiểm dịch tại huyện tiên du tỉnh Bắc Ninh
4.1.2. Khái quát về tình hình dịch bệnh tại địa bàn huyện Tiên Du
Dịch bệnh của động vật bao gồm: Dịch Cúm gia cầm, Dịch Lở mồm long móng gia súc, Dịch Tai xanh trên lợn,…
Cúm gia cầm: Nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Một số chủng vi rút cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam (A/H7N9, A/H5N2, AH5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói giêng, có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu. Các địa phương cần chủ động trong cơng tác phịng, chống Cúm gia cầm; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.
Lở mồm long móng: Các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phịng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt
việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.
Tai xanh trên lợn: Trong thời gian tới, có thể tiếp tục xuất hiện các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn có ổ dịch cũ và khu vực có nguy cơ cao. Các địa phương cần tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn lợn, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các qui định về kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, tăng cường kiểm soát giết mổ lợn, chủ động ngăn chặn dịch phát sinh và lây lan.
Trong năm 2014, trên địa bàn huyện dịch Cúm gia cầm H5N1 đã xảy ra từ ngày 04/01/2014 đến ngày 18/01/2014 làm 3.458 con gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy; dịch Lở mồm long móng (LMLM) xảy ra từ ngày 06/01/2014 đến ngày 26/01/2016 làm 124 con gia súc mắc bệnh (60 con bò và 64 con lợn).
Do thực hiện tốt cơng tác tiêm phịng cùng với các biện pháp phòng, chống dịch nên trong hai năm 2015, 2016 trên địa bàn huyện Tiên Du không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm xảy ra trên đàn gia súc gia cầm. Tình hình sản xuất, chăn ni tiếp tục phát triển ổn định, nguồn cung các sản phẩm động vật dồi dào, bảo đảm nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Trạm chăn nuôi và Thú y huyện Tiên Du đã tham mưu cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y, UBND huyện và các cơ quan chức năng triển khai thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Kiện tồn Ban chỉ đạo phịng, chống dịch bệnh động vật các cấp, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc cơng tác phịng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
2. Kiểm tra giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi đến tận hộ chăn nuôi, phát hiện sớm các ổ bệnh và xử lý kịp thời, không để lây lan thành dịch.
3. Thống kê đàn vật nuôi, tiêm phòng bổ sung các loại vắc xin: Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro, dịch tả vịt cho gia cầm; vắc xin Tai xanh, Dịch tả, Tụ huyết trùng, LMLM cho đàn lợn; vắc xin Tụ huyết trùng, LMLM cho trâu, bò... đảm bảo 100% gia súc, gia cầm được tiêm phịng.
4. Tăng cường kiểm dịch vận chuyển, kiểm sốt chặt chẽ các hoạt động mua bán, giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật lưu thơng trên địa bàn.
pháp phịng, chống dịch bệnh; chủ động khai báo khi có gia súc, gia cầm ốm, chết. Thường xuyên vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường, xử lý chất thải chăn nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh phát tán và gây bệnh.
6. Củng cố chuồng trại chăn nuôi đảm bảo điều kiện vệ sinh phịng dịch; phịng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi; sử dụng các loại vật liệu che chắn chuồng trại, dụng cụ sưởi ấm khi nhiệt độ xuống thấp. Cung cấp đủ thức ăn, nước uống sạch cho vật ni; khơng thả rơng, khơng cho trâu bị làm việc ngoài đồng khi nhiệt độ xuống dưới 130C.