Đánh giá công tác kiểm tra, thanh tra giám sát các cơ sở SXKD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 79)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá công tác qlnn trong kiểm dịch đv và spđv trên địa bàn huyện

4.2.5. Đánh giá công tác kiểm tra, thanh tra giám sát các cơ sở SXKD

Trên địa bàn huyện có 31 cán bộ thực hiện công tác kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐV. tại các điểm (xã, chốt). Hầu hết, cán bộ làm công tác kiểm dịch đều đã được Trạm Chăn nuôi và thú y huyện Tiên Du tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ. Trong năm 2016 công tác thanh kiểm tra tại các cơ sở SXKD đã đạt được 1 số kết quả sau:

* Về khảo sát các cơ sở giết mổ

Bảng 4.10. Mức độ vi phạm về vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ Số cơ sở Số cơ sở

kiểm tra

Số cơ sở

vi phạm Các lỗi vi phạm Biện pháp xử lý

8 6

- Nước thải không đảm bảo vệ sinh thú y

Nhắc nhở - Không đủ điều kiện vệ sinh thú

y và và môi trường

Cảnh cáo

- Gia súc, gia cầm mắc bệnh Yêu cầu tiêu hủy - Đổ phân bừa bãi Yêu cầu nâng cấp - Nền đọng nước Yêu cầu sửa chữa

Nguồn: Trạm Chăn nuôi và thú y huyện Tiên Du (2016)

Trong thời gian qua, các ban ngành chức năng huyện đã tổ chức kiểm tra, kiểm sốt động vật, sản phẩm động vật lưu thơng tiêu thụ trên địa bàn, xử lý nhiều vụ vi phạm. Mặt khác đội kiểm tra liên ngành phòng chống dịch gia súc, gia cầm huyện đã tiến hành kiểm tra 8 hộ giết mổ gia súc, gia cầm tại nhà riêng, với những nội dung xoay quanh việc an tồn vệ sinh thú y. Kết quả đã có tới 6 cơ sở vi phạm các lỗi như: Nước thải không đảm bảo vệ sinh thú y; phát hiện gia súc gia cầm mắc bệnh; … và đã tổ chức xử phạt, nhắc nhở và yêu cầu xử lý đối với những vi phạm.

Kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y cho thấy 6/8 cơ sở được kiểm tra bị vị phạm chiếm 75%. các cơ sở này đã được nhắc nhở và xử lý nghiêm túc. Vì vậy trong thời gian tới huyện cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp hậu kiểm và hỗ trợ giải quyết triệt để các khó khăn, vướng mắc, giúp các cơ sở khắc phục được những vi phạm hiện nay.

Tuy vậy so với đặc điểm của mật độ dân số ngày càng cao, việc vận chuyển, buôn bán động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn ngày càng phức tạp, có thể nói một số lượng lớn điểm giết mổ còn tồn tại trong khu dân cư. Hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra vệ sinh thú y của huyện còn chưa tương xứng. Đặc biệt hầu hết các xã, thị trấn đều phó mặc nhiệm vụ này cho Trạm Chăn ni và thú y huyện. Chính vì vậy hiệu quả trong công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra vệ sinh thú y chưa cao.

Bảng 4.11. Tình hình chấp hành quy định của các cơ sở giết mổ

Quy định Số lượng (cơ sở) Tỷ lệ (%)

Tổng 30 100,00

1. Hình thức giết mổ

- Thủ công 30 100,00

- Dây chuyền 0 0

2. Đăng ký kinh doanh

- Có 29 40,00

- Không 1 60,00

3. Cán bộ đến kiểm tra

- Có 28 83,33

- Khơng 2 16,67

Nguồn: Tổng hợp SL điều tra năm (2016)

Kết quả thanh tra kiểm tra của huyện năm 2016 của 30 cơ sở giết mổ cho thấy trong tổng số các quy định như sau:

Với loại hình giết mổ thì 100% số cơ sở là làm theo hình thức giết mổ thủ cơng và khơng có cơ sở nào giết mổ với các hình thức khác;

Về các cơ sở đăng ký kinh doanh thì có 29/30 cơ sở có đăng ký kinh doanh chiếm 96.66 %;

Về cán bộ đến kiểm tra thì nhìn chung đã có 28/30 số cơ sở cho rằng vẫn thường xuyên có cán bộ đến kiểm tra chiếm 93,33%;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 79)