8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.1. Định hƣớng chung của Agribank về công tác phát triển SPDV
SPDV
Agribank là một trong những ngân hàng có quy mô hoạt động lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ nhân viên, mạng lƣới hoạt động và số lƣợng khách hàng. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Agribank chủ yếu vẫn dựa vào tín dụng khi tín dụng mang lại trên 90% thu nhập cho Agribank. Thực tế những năm qua cho thấy chất lƣợng tín dụng của ngành ngân hàng nói chung, Agribank nói riêng có nhiều vấn đề phải bàn và chính điều này đã buộc Agribank phải tiến hành tái cơ cấu lại toàn bộ hoạt động kinh doanh. Thời gian gần đây, Agribank cũng đang từng bƣớc chuyển hƣớng hoạt động kinh doanh của mình sang lĩnh vực dịch vụ nhằm xây dựng ngân hàng phát triển theo hƣớng bền vững. Với truyền thống hoạt động lâu đời và ƣu thế về quy mô hoạt động, Agribank đƣa ra định hƣớng chung đối với công tác phát triển SPDV nhƣ sau:
Một là, tập trung khai thác tối đa các dịch vụ ngân hàng bán lẻ với nền tảng là DVTTTN. Bên cạnh các dịch vụ thanh toán truyền thống nhƣ chuyển tiền và ủy nhiệm chi, cần ƣu tiên mọi nguồn lực cho việc đầu tƣ, nghiên cứu,
phát triển và đƣa ra thị trƣờng các dịch vụ thanh toán hiện đại nhƣ thẻ, thu hộ, chi hộ và ngân hàng trực tuyến.
Hai là, chú trọng phát triển tài khoản khách hàng cá nhân và các dịch vụ tiện ích thanh toán đi kèm. Trong đó, đặc biệt chú trọng phát triển tài khoản thanh toán của khách hàng cá nhân ở địa bàn nông thôn, nơi mà tiềm năng phát triển của thị trƣờng vẫn còn rất lớn và đang là thế mạnh gần nhƣ tuyệt đối của Agribank so với các NHTM khác.
Ba là, thƣờng xuyên quan tâm phát triển, thử nghiệm và vận hành các SPDV mới, tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện cung ứng ra thị trƣờng các sản phẩm chƣa đƣợc phát triển rộng rãi hoặc có tỷ trọng thấp.
Bốn là, kết hợp chặt chẽ giữa các SPDV truyền thống với các SPDV hiện đại, tập trung nghiên cứu, xây dựng và đƣa ra thị trƣờng các gói SPDV cho từng đối tƣợng khách hàng cụ thể. Từng bƣớc nghiên cứu phát triển sản phẩm đặc thù theo các vùng miền.
Năm là, thay đổi tƣ duy, nhận thức, cách nghĩ, cách làm của đội ngũ nhân viên toàn hệ thống đối với công tác phát triển SPDV trong tình hình mới nhằm từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu thu nhập theo hƣớng bền vững.