Tăng cƣờng quản trị rủi ro tác nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán trong nước tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh đắk lắk (Trang 94 - 96)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.7. Tăng cƣờng quản trị rủi ro tác nghiệp

Mặc dù rủi ro trong hoạt động kinh doanh DVTTTN của Chi nhánh thời gian qua phát sinh không nhiều và đều đƣợc Chi nhánh xử lý kịp thời, chƣa gây tổn thất gì cho ngân hàng và khách hàng nhƣng nguy cơ rủi ro vẫn thƣờng trực trong hoạt động kinh doanh DVTTTN hàng ngày của Chi nhánh.

Để tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp đối với hoạt động kinh doanh DVTTTN, Chi nhánh cần thƣờng xuyên tiến hành rà soát lại toàn bộ các quy định về quy trình nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động kinh doanh DVTTTN tại Chi nhánh để kịp thời phát hiện các lỗ hổng trong quy trình nghiệp vụ và có hƣớng khắc phục nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra. Đối với những nội dung trong phạm vi thẩm quyền xử lý của Agribank Đăk Lăk, Chi nhánh chủ động chỉ đạo các bộ phận liên quan nghiên cứu khắc phục. Đối với những nội dung không thuộc thẩm quyền xử lý của Agribank Đăk Lăk, Chi nhánh cần nhanh chóng kiến nghị để Agribank sớm ban hành những quy định sửa đổi, bổ sung các quy trình nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động kinh doanh DVTTTN nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Khi xây dựng quy trình nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động kinh doanh DVTTTN, Chi nhánh cần phân định rõ ràng trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân trong từng khâu để dễ dàng kiểm soát và xử lý khi có rủi ro phát sinh. Đồng thời, thông qua đó cũng góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân khi tham gia tác nghiệp xử lý các giao dịch thanh toán của khách hàng.

Song song với việc rà soát, sửa đổi, bổ sung quy trình nghiệp vụ, để hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh DVTTTN, Chi nhánh cần tăng cƣờng giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho CBNV. Thực tế những năm qua tại Agribank và một số NHTM khác cho thấy, rủi ro phát sinh đối với hoạt động kinh doanh DVTTTN đôi khi có nguyên nhân xuất phát từ đạo đức nghề nghiệp của nhân viên. Chính đạo đức nghề nghiệp của nhân viên bị xuống cấp nghiêm trọng, cộng với những lỗ hổng trong quy trình nghiệp vụ không đƣợc khắc phục kịp thời đã tạo điều kiện để nhân viên ngân hàng có cơ hội thực hiện các giao dịch thanh toán ảo nhằm rút tiền trên tài khoản của ngân hàng hay khách hàng, gây thiệt hại đáng kể cho uy tín của

ngân hàng. Do đó, giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên ngân hàng, một công việc có tính đặc thù phải thƣờng xuyên tiếp xúc với tiền, cần phải đƣợc đặc biệt quan tâm chú trọng thực hiện.

Sau khi đã thực hiện tốt các khâu rà soát quy trình nghiệp vụ và giáo dục nâng cao đạo đức cho nhân viên, một vấn đề nữa mà Chi nhánh cần phải quan tâm là tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động kinh doanh DVTTTN. Việc kiểm tra giám sát đối với hoạt động kinh doanh DVTTTN cần đƣợc chú trọng thực hiện cả ở ba khâu trƣớc, trong và sau khi thực hiện giao dịch. Để công tác kiểm tra giám sát có thể phát hiện kịp thời các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh DVTTTN, Chi nhánh cần nghiên cứu bố trí những cán bộ có năng lực công tác, có kinh nghiệm thực tiễn, có đạo đức nghề nghiệp làm nhiệm vụ kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh DVTTTN. Đồng thời, nghiên cứu tổ chức để bộ máy kiểm tra giám sát hoạt động một cách khoa học, tránh làm ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh thƣờng ngày của DVTTTN.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán trong nước tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh đắk lắk (Trang 94 - 96)