Xác định mục tiêu phát triển thƣơng hiệu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu cà phê thu hà (Trang 29 - 31)

7. Tổng quan tài liệu

1.3.1. Xác định mục tiêu phát triển thƣơng hiệu

a. Nhóm mục tiêu về giá trị thương hiệu

- Tăng cƣờng nâng cao nhận thức về thƣơng hiệu, từ đó tạo ra sự hiểu biết sâu sắc về thƣơng hiệu. Điều quan trọng đầu tiên mà phát triển thƣơng

hiệu cần phải đạt đƣợc là nâng cao kiến thức thƣơng hiệu cho ngƣời tiêu dùng, giới thiệu đến ngƣời tiêu dùng về một thƣơng hiệu đang tồn tại, thƣơng hiệu này có đặc điểm riêng, nó khác với các thƣơng hiệu khác. Hay nói cách khác là giới thiệu cho đặc điểm nhận diện thƣơng hiệu đến ngƣời tiêu dùng.

- Thiết lập một thƣơng hiệu nhớ đến đầu tiên trong tâm trí ngƣời tiêu dùng khi ngƣời tiêu dùng có ý định mua sắm. Từng bƣớc phải làm cho ngƣời tiêu dùng có cơ hội đƣợc trải nghiệm, từ đó có sự tin tƣởng và quyết định gắn bó với thƣơng hiệu, chỉ khi nhắc đến một phƣơng diện nào đó, lập tức thƣơng hiệu sẽ xuất hiện trong tâm trí ngƣời tiêu dùng.

- Duy trì lòng trung thành của khách hàng đối với thƣơng hiệu, đồng thời thu hút thêm các khách hàng tiềm năng, khách hàng mới. Phát triển thƣơng hiệu không phải chỉ giữ chân đƣợc khách hàng truyền thống (khách hàng cũ), mà còn phải đảm bảo cho sản phẩm mang thƣơng hiệu có thể xâm nhập vào các thị trƣờng mới, đồng thời hạn chế và đẩy lùi đối thủ cạnh tranh.

- Gia tăng tài sản thƣơng hiệu hoặc về khía cạnh lƣợng (kiến trúc thƣơng hiệu) hoặc chất (giá trị thƣơng hiệu) hoặc cả lƣợng và chất. Việc gia tăng tài sản thƣơng hiệu về khía cạnh lƣợng hoặc chất cũng đều nhằm đảm bảo cho thƣơng hiệu đƣợc biết đến và tiêu dùng nhiều hơn, gia tăng thị phần, lợi nhuận dựa trên sự khác biệt về chất lƣợng và giá cả. Từ đó làm gia tăng giá trị thƣơng hiệu trên thị trƣờng chứng khoán hoặc chuyển nhƣợng thƣơng hiệu khi có nhu cầu.

b. Nhóm mục tiêu về marketing

- Thị phần của doanh nghiệp : Phát triển phần của một doanh nghiệp khi mà thị phần và thƣơng hiệu, cũng nhƣ nguồn lực có giới hạn thì ta có thể chia ra làm 2 giai đoạn.Trƣớc mắt tạo một nguồn sản phẩm đầy đủ và đúng nhu cầu thị trƣờng nhằm phục vụ tốt nhất thị trƣờng hiện tại và phục vụ các thị trƣờng mới…để tạo ra đƣợc thói quen tiêu dùng sản phẩm của doanh

nghiệp mình tiến tới ổn định thị trƣờng, lâu dài, từng bƣớc chiếm lĩnh thị trƣờng . Khai thác triệt để nhu cầu, ngày càng hoàn thiện sản phẩm tạo đà thay thế các sản phẩm khác, mở ra khả năng chiếm lĩnh các phần thị trƣờng còn lại. Cùng với đó đƣa ra các sản phẩm mới tạo thế cạnh tranh trên thị trƣờng .

- Mức độ bao phủ tại các cửa hàng mục tiêu: Không ngừng gia tăng và mở rộng sản phẩm cũng nhƣ khách hàng tại các thị trƣờng trọng điểm, qua đó tăng cƣờng công tác tiếp thị sản phẩm nhằm lôi kéo các khách hàng mới, mở rộng thị phần thị trƣờng sản phẩm.

c. Nhóm mục tiêu về kinh doanh

Sản lƣợng bán hàng : Gia tăng sản lƣợng bán hàng thông qua các hình thức marketing nhằm phát triển khách hàng mới, nhằm làm cho khách hàng nhớ đến thƣơng hiệu sản phẩm mỗi khi có nhu cầu. Tăng cƣờng nâng cao các dòng sản phẩm mới để thu hút các khách hàng mới, qua đó gia tăng sản lƣợng bán hàng

Doanh thu và lợi nhuận : Thƣơng hiệu đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng biết đến, cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm và sự đa dạng phong phú là bƣớc ổn định cho doanh thu và lợi nhuận. Đồng thời khi thƣơng hiệu có vị thế trên thị trƣờng thì doanh thu và lợi nhuận sẽ có bƣớc phát triển ổn định.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu cà phê thu hà (Trang 29 - 31)