TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV ẨM THỰC TRẦN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu ẩm thực trần của công ty TNHH MTV ẩm thực trần (Trang 44)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV ẨM THỰC TRẦN

2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần được thành lập ngày 30/7/2004. Trụ sở chính đặt tại 300 Hải Phòng – Đà Nẵng. Ban đầu chỉ với 01 cửa hàng (Trần I – nằm trong khu ẩm thực siêu thị Bài Thơ) và hơn 10 nhân viên. Đến nay, qua hơn 10 năm thành lập, công ty đã có được một hệ thống ẩm thực uy tín trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung với đội ngũ nhân viên đông đảo hơn 150 nhân viên của 04 cửa hàng đang hoạt động

đó là cửa hàng tại 300 Hải Phòng, 04 Lê Duẩn, Đặc sản những món bò, Trung tâm Funny Center: 43 Đỗ Quang.

Ngoài những sản phẩm truyền thống như: đặc sản báng tráng cuốn thịt heo, mỳ quảng Phú Chiêm, bún mắm, bánh bèo, ngày 10/12/2014, Công ty đã

đưa thêm vào danh mục món ăn các đặc sản bò.

2.1.2. Các yếu tố nguồn lực của Công ty

a. Ngun nhân lc Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của công ty từ năm 2012-2014 2012 2013 2014 Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Đại học 4 4,6 4 3,36 4 2,67 Cao đẳng 20 22,99 20 16,81 22 14,67 Trung cấp 40 45,98 45 37,82 45 30

2012 2013 2014 Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Sơ cấp nghề, Sinh viên làm thêm 23 26,44 50 42,02 79 52,67 Tổng số nhân viên 87 100 119 100 150 100

(Nguồn: Phụ trách nhân sự - Cty TNHH MTV Ẩm thực Trần)

Nhìn chung, tổng số lượng nhân viên đều tăng qua các năm. Số lượng nhân viên tăng lên cũng thể hiện công ty đang mở rộng quy mô nên cần nhiều nhân viên hơn, nó cũng nói lên phần nào tình hình hoạt động kinh doanh đang tốt, khách hàng đông hơn cần nhân viên nhiều để phục vụ tốt hơn. Về cơ bản, số lượng nhân viên có trình độ đại học trong những năm qua không biến động nhiều, bởi đây chủ yếu là các nhân viên điều hành quản lý chủ chốt của công ty. Tuy nhiên, tỷ lệ nhân viên có trình độ cao đẳng, trung cấp lại giảm xuống, tỷ lệ sinh viên làm thêm tăng lên khá nhiều, đây là lực lượng nhân viên phục vụ ngắn hạn nhưng cũng không thể thiếu trong lực lượng trực tiếp phục vụ

khách hàng.

b. Cơ s vt cht

Bảng 2.2. Máy móc thiết bị của công ty từ năm 2012-2014

Tên Số lượng Đơn vị tính

Xe chở hàng 2 chiếc

Máy cắt thịt 2 đầu da 8 cái

Máy vi tính 16 cái

Bàn ghế 630 bộ

Hệ thống camera 58 máy

Công ty đã cố gắng đầu tư vào cơ sở vật chất để phục vụ khách hàng tốt hơn ngay cả khi cao điểm. Máy cắt thịt 2 đầu da là máy cắt thịt cải tiến, quan trọng hơn là nhanh hơn cách cắt truyền thống và tạo sự khác biệt cho công ty so với những nơi kinh doanh cung cấp mặt hàng này trên thành phố.

Ngoài tập trung đầu tư vào cơ sở vật chất, công ty cũng có mặt bằng kinh doanh khá rộng và đẹp. Cửa hàng 04 Lê Duẫn là cửa hàng có cảnh quang và vị trí thuận lợi nhất nên lượng khách hàng tập trung chủ yếu ở đây. Cửa hàng 300 Hải Phòng – trụ sở chính của công ty là nơi thuận lợi gần sân bay, ga tàu và bến xe, giao thông thuận lợi nên chuyên tập trung các nhóm khách hàng đi theo tour.

c. Ngun vn kinh doanh

Bảng 2.3. Nguồn vốn kinh doanh của công ty từ năm 2012-2014

Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tổng cộng tài sản 25.074 28.242 35.583 Tài sản ngắn hạn 5.059 8.048 9.575 Tài sản dài hạn 20.015 20.194 26.008 Tổng cộng nguốn vốn 25.074 28.242 35.583 Nợ phải trả 14.953 13.435 17.322 Vốn chủ sở hữu 10.121 14.807 18.261 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 6.624 11.029 12.738

ROE 65,4% 74,5% 69,7%

(Nguồn: Phụ trách nhân sự - Cty TNHH MTV Ẩm thực Trần)

Qua số liệu các năm cho thấy kết quả kinh doanh của công ty khá tốt và tăng đều qua các năm. Tỷ số ROE (tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) của công ty khá tốt. Tỷ lệ này tăng mạnh vào năm 2013, tuy nhiên đến năm 2014

tỷ lệ này giảm do công ty tập trung vay vốn để sửa chữa và đầu tư thêm vào cơ sở vật chất và thiết bị cho quán 300 Hải Phòng. Đây là sự đầu tư dài hạn cho phát triển bền vững sau này.

d. Th trường tiêu th sn phm

Hiện tại, Công ty TNHH MTV Âm thực Trần hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phốĐà Nẵng mà chưa mở rộng ra các địa phương khác.

Khách hàng mà công ty hướng đến là tổ chức, cá nhân có thu nhập trung bình - khá trở lên và các khách du lịch đến với thành phốĐà Nẵng.

Công ty có hai mùa kinh doanh:

- Mùa du lịch từ tháng 4 đến tháng 9: là những tháng cao điểm về lượng khách mà công ty phục vụ, sản phẩm được tiêu thụ nhanh và nhiều nhất, khách hàng chủ yếu là khách du lịch trong và ngoài nước đến với Đà Nẵng.

- Thời điểm còn lại là từ tháng 10 đến hết tháng 3 năm kế tiếp: sản phẩm

được tiêu thụ ít hơn.

2.1.3. Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2012-2014

Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: triệu đồng Năm

Chỉ tiêu

2012 2013 2014

Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh 24.605 28.209 32.700 Các khoản giảm trừ doanh thu 6.225 1.020 1.103 Doanh thu thuần 18.380 27.189 31.597 Giá vốn hàng bán 8.153 10.032 10.400 Lợi nhuận gộp 10.227 17.157 21.197 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 7.202 13.064 16.973 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 7.202 13.073 16.984

Chi phí thuế TNDN 578 2.044 4.246

Lợi nhuận sau thuế TNDN 6.624 11.029 12.738

Doanh thu của công ty tăng dần qua các năm, trong đó đóng góp đặc biệt là doanh thu từ cửa hàng 04 Lê Duẩn. Các khoản chi phí bán hàng tăng nhẹ, lương trả cho các nhân viên không cao lắm, chủ yếu công ty sử dụng nguồn lao động tạm thời là sinh viên đi làm thêm. Qua đó, tạo việc làm cho sinh viên cũng như tiết kiệm tiền hơn so với tuyển nhân viên có bằng cấp, từ đó các khoản chi phí về quản lý doanh nghiệp ở mức thấp. Lợi nhuận sau thuế

của công ty tăng qua các năm và ở mức cao, cho thấy rằng trong những năm qua công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả mặc dù kinh tế khó khăn, người thiêu dùng thắt chặt chi tiêu.

2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ẨM THỰC TẠI ĐÀ NẴNG

Có thể nói thị trường kinh doanh dịch vụ ẩm thực phục vụ du lịch ở Đà Nẵng vẫn đang còn bỏ ngỏ.

Ngoài ra, cơ sở vật chất và các mô hình dịch vụ ẩm thực phục vụ du lịch tại Đà Nẵng vẫn còn nghèo nàn, hoạt động có tính riêng lẻ, chưa tạo được sự liên kết giữa các dịch vụ với nhau.

2.2.1. Hoạt động kinh doanh dịch vụ ẩm thực phục vụ du lịch ở các khu ẩm thực tập trung khu ẩm thực tập trung

Tuy hoạt động kinh doanh dịch vụ ẩm thực ở Đà Nẵng có bước phát triển vượt bậc trong những năm qua, song phần lớn những hoạt động kinh doanh này nhằm phục vụ người dân Đà Nẵng hơn là phục vụ du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng ở thành phố này. Vì thế, có thể nói thị trường kinh doanh dịch vụẩm thực phục vụ du lịch ởĐà Nẵng vẫn đang còn bỏ ngỏ.

Theo nhận định của một số nhà điều hành tour (tour manager) của các hãng lữ hành hoạt động tại Đà Nẵng như: Vitour, Công ty Du lịch Xuyên Á, Saigontourist… thì hiện nay ngành du lịch Đà Nẵng vẫn chưa đưa văn hóa ẩm thực vào khai thác như một loại hình sản phẩm du lịch.

một số khu vực sau:

* Khu ẩm thực bên cạnh siêu thị Bài Thơ (đường Hải Phòng): * Ẩm thực trong chợđêm

* Khu ẩm thực tập trung trong siêu thị Big

* Food Court trong Trung tâm thương mại Indochina Riverside

Nguyên nhân thất bại và sự hạn chế của một số khu ẩm thực tập trung ở Đà Nẵng

Trong số các khu ẩm thực tập trung nói trên, khu ẩm thực tại chợ đêm trên đường Nguyễn Thái Học đã chấm dứt hoạt động từ năm 2008 do thất bại của chợ đêm này. Nguyên nhân thất bại của chợ đêm được cho là do cách tổ

chức chưa bài bản và chuyên nghiệp nên không hấp dẫn những người kinh doanh tham gia. Vì thế hàng hóa trong chợ đêm nghèo nàn, đơn điệu, không hấp dẫn du khách đến mua sắm. Các món ăn được bày bán nơi đây rất bình thường, chưa có nhiều món đặc sản nổi tiếng của Đà Nẵng, chất lượng món

ăn chưa cao và chưa được kiểm định VSATTP. Điều kiện vệ sinh của chợ đêm không đảm bảo do nơi đây là nơi họp chợ vào ban ngày nên có nhiều rác thải và mùi hôi, khiến thực khách không cảm thấy thoải mái khi đến đây mua sắm và thưởng thức ẩm thực.

Trong khi đó, khu ẩm thực ở cạnh siêu thị Bài Thơ có diện tích quá nhỏ, món ăn phục vụ nơi đây chỉ là những món điểm tâm thông dụng, nơi nào cũng có, nên ít hấp dẫn du khách, nhất là du khách nước ngoài. Các món hải sản nổi tiếng của Đà Nẵng không được phục vụ nơi đây vì đối tượng thực khách ở đây chủ yếu thuộc tầng lớp bình dân, ít tiền. Điều kiện vật chất của các gian hàng ở khu ẩm thực này tạm bợ và nhếch nhác, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, VSATTP chưa được kiểm định. Những nguyên nhân này đã hạn chế du khách đến ăn uống nơi đây, khiến khu ẩm thực này tồn tại một cách lay lắt, hiệu quả kinh doanh kém, không hấp dẫn các nhà đầu tư đến đây

kinh doanh dịch vụẩm thực.

Khu ẩm thực tập trung trong siêu thị Big C và Food Court bên trong Trung tâm thương mại Indochina Riverside tuy hoạt động hiệu quả hơn hai khu ẩm thực được đề cập trên đây, nhưng hoạt động của hai khu ẩm thực này vẫn chỉ là những mô hình thí điểm, hoặc là những dịch vụ kèm theo chứ chưa hẳn là những khu ẩm thực tập trung phục vụ du lịch đúng như mong đợi. Không gian dành cho kinh doanh ẩm thực ở siêu thị Big C quá nhỏ, lại gần thang cuốn lên xuống của khách đi mua sắm, tạo nên sự nhốn nháo, không có một không gian yên tĩnh để thực khách có thể thư giãn và thưởng thức hương vị của món ăn. Trong khi đó, Food Court trong Trung tâm thương mại Indochina Riverside có tầm nhìn thoáng, đẹp, nhưng không gian lại hơi chật và địa điểm tổ chức Food Court này dường như chưa được hợp lý, hơi cách biệt với cộng đồng và du khách. Rất ít người dân địa phương và du khách biết đến sự tồn tại của Food Court bên trong tòa nhà Indochina Riverside để đến thưởng thức các đặc sản ẩm thực được phục vụ nơi đây. Ngoài ra, hoạt động của Food Court ở Indochina Riverside vẫn đang ở giai

đoạn ban đầu nên chưa thu hút được sự tham gia của những thương hiệu ẩm thực lớn ởĐà Nẵng.

2.2.2. Hoạt động kinh doanh dịch vụ ẩm thực phục vụ du lịch tại các nhà hàng, quán ăn

Hiện tại, hệ thống nhà hàng, quán ăn ở Đà Nẵng khá phong phú. Có nhiều nhà hàng, quán ăn thực sự kinh doanh dịch ẩm thực phục vụ du lịch.

Đáng chú ý là chuỗi nhà hàng đặc sản Trần, các nhà hàng hải sản ven biển Mỹ

Khê… Ngoài ra, những nhà hàng lớn, có thương hiệu trong ngành kinh doanh

ẩm thực của Đà Nẵng như: Apsara, Phì Lũ, Trúc Lâm Viên… luôn chu đáo trong việc tân trang không gian, phong cách phục vụ, nhân viên, thực đơn phục vụ thực khách và công tác VSATTP. Những nhà hàng này còn chú trọng

đến công tác xây dựng các chương trình quảng bá ẩm thực, tham gia và hưởng ứng các chương trình, sự kiện văn hóa - du lịch ở Đà Nẵng. Tuy nhiên số lượng nhà hàng như vậy không nhiều. Đa số những nhà hàng trung bình và nhỏ chưa chú trọng đến việc nâng cao chất lượng phục vụ, tìm hiểu nhu cầu thực khách và ít tham gia vào những hoạt động chung của ngành du lịch.

Vì thế, hoạt động kinh doanh dịch vụ ẩm thực ở Đà Nẵng chưa thực sự

trở thành một loại hình sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu ẩm thực đa dạng của du khách. Theo các hãng lữ hành ở Đà Nẵng, nguyên nhân của tình trạng trên là do các nhà hàng ít tiếp thị cho các hãng lữ hành về sản phẩm ẩm thực của họ, do vậy, các hãng lữ hành ít có thông tin để đưa vào chương trình tour nhằm giới thiệu, chào bán sản phẩm ẩm thực cho du khách. Có thể thấy rằng các hãng lữ hành và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ẩm thực ở Đà Nẵng chưa thực sự “gặp nhau” trong vấn đề quảng bá đặc sản ẩm thực của địa phương và cung cấp các dịch vụẩm thực phục vụ du lịch.

Ở một phía khác, nhiều nhà hàng, quán ăn có thương hiệu lại cho rằng: không cần các công ty du lịch, các hãng lữ hành giới thiệu khách đến nhà hàng, bởi lẽ, ngoài một vài công ty du lịch lớn, có uy tín duy trì việc đặt ăn cho du khách dựa theo thực đơn ở những nhà hàng có thương hiệu, còn các công ty du lịch ít tên tuổi, khi đặt ăn cho du khách thì hay ép giá nhà hàng, trả

tiền ít nhưng đòi hỏi chất lượng cao nên nhà hàng không muốn phục vụ. Thậm chí không ít hướng dẫn viên thích đưa khách vào những quán ăn nhỏ, thức ăn không ngon nhưng tiền hoa hồng của nhà hàng trả cho hướng dẫn lại cao. Điều này đã ít nhiều ảnh hưởng đến uy tín của ngành du lịch và hoạt

2.2.3. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp Đối thủ

cạnh tranh Điểm mạnh Điểm yếu

Nhà hàng Lục Lạc - Nhà hàng mới được xây dựng 2 năm, đầu tư trang thiết bị hiện đại - Nhà hàng nằm ngay trung tâm thành phố trên đường Lê Duẩn. - Thiết kế tổ chức tour DMZ. - Khuôn viên nhà hàng hơi nhỏ. - Chưa có thương hiệu. - Hương vị các món ăn chưa gây ấn tượng cho du khách

Nhà hàng Mậu - Có từ lâu đời, đã có tên tuổi, có nhiều cửa hàng chi nhánh. - Giá cả bình dân, khách hàng chủ yếu là dân địa phương.

- Không gian nhà hàng không thực sự thoải mái

- Trang thiết bị, bàn ghế cũ

kỹ

Quán Hương

- Có từ lâu đời, đã có tên tên tuổi, có nhiều cửa hàng chi nhánh.

- Khách hàng là dân địa phương và khách du lịch.

- Không thường xuyên quảng cáo, quảng bá thương hiệu - Trang thiết bị, bàn ghế cũ

kỹ

Ngày nay, kinh doanh nhà hàng là một ngành kinh doanh không khói có thể kiếm ra tiền phát triển cùng với nền kinh tế khi của cải vật chất sản xuất

đầy đủ và nhu cầu ăn uống được coi trọng hơn, hay những công việc làm ăn cần nơi giao lưu tiếp khách trong không gian sang trọng với những món ăn ngon miệng là điều cân thiết. Nhu cầu thưởng thức những món ăn lạ miệng ngày càng cao và nắm bắt được xu hướng của khách hàng nên trong những năm gần đây trên địa bàn Đà Nẵng đã mọc lên một số nhà hàng mới để phục

vụ khách hàng. Đây cũng là đối thủ cạnh tranh đối với chuỗi nhà hàng Trần, nhưng chủ yếu là phục vụ cho khách hàng trên địa bàn Đà Nẵng.

2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ẨM THỰC TRẦN TỪ NĂM 2012-2014

2.3.1. Khảo sát thương hiệu trên thị trường hiện nay

a. Mc tiêu cuc kho sát

Nhằm xác định vị trí thương hiệu Ẩm thực Trần đang ở mức độ nào, tính ổn định của thương hiệu Ẩm thực Trần đối với sản phẩm dịch vụẩm thực trên thị trường, để từđó đánh giá sức mạnh của thương hiệu. Đồng thời thông

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu ẩm thực trần của công ty TNHH MTV ẩm thực trần (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)