Khảo sát thương hiệu trên thị trường hiện nay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu ẩm thực trần của công ty TNHH MTV ẩm thực trần (Trang 53 - 58)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ẨM THỰC TRẦN TỪ

2.3.1. Khảo sát thương hiệu trên thị trường hiện nay

a. Mục tiêu cuộc khảo sát

Nhằm xác định vị trí thương hiệu Ẩm thực Trần đang ở mức độ nào,

tính ổn định của thương hiệu Ẩm thực Trần đối với sản phẩm dịch vụ ẩm thực trên thị trường, để từ đó đánh giá sức mạnh của thương hiệu. Đồng thời thông qua cuộc khảo sát này nhằm nghiên cứu những yếu tố chi phối và cấu thành mức độ hài lòng của khách hàng – tác nhân quan trọng tạo nên thương hiệu Ẩm thực Trần từ đó tìm ra giải pháp nâng cao mức độ hài lòng, quảng bá và

xây dựng phát triển thương hiệu Ẩm thực Trần ngày càng phát triển hơn trong tương lai.

b. Phương pháp thực hiện

- Phương pháp đo lường: điều tra ngẫu nhiên

- Nội dung điều tra: Đo lường mức độ nhân biết thương hiệu Ẩm thực Trần, đo lường sức mạnh thương hiệu Ẩm thực Trần trong tương

quan với đối thủ cạnh tranh - Tiến hành điều tra:

Thời gian điều tra: từ ngày 01/5/2015 đến ngày 01/6/2015

Kết quả khảo sát: Số lượng bảng câu hỏi phát ra 120, mẫu hợp lệ là 100 mẫu theo phương thức lấy mẫu ngầu nhiên.

Bảng 2.5. Kết quả về đối tượng tham gia điều tra THƯƠNG HIỆU NỘI DUNG KẾT QUẢ Nam 24% 1 Giới tính Nữ 76% Dưới 24 tuổi 16% Từ 25-40 tuổi 45% 2 Độ tuổi Trên 40 tuổi 39% Tại Đà nẵng 78% 3 Nơi sinh sống Ngoài Đà Nẵng 22% Công chức nhà nước 49% Doanh nghiệp 43% 4 Nghề nghiệp Khác 8%

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Qua kết quả khảo sát cho thấy, đối tượng khách hàng được phỏng vấn chiếm đa sỗ là nữ với tỷ lệ 76%. Đây là đối tượng mà công ty chú ý nhiều hơn

để đưa ra các chính sách phát triển thương hiệu phù hợp. Cũng theo kết quả

khảo sát nhân viên công chức nhà nước và nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp là những khách hàng thường xuyên sử dụng các món ăn tại nhà hàng.

Đây là các nhóm đối tượng khách hàng mà cơng ty hướng đến vì những người

này có khả năng quyết định sử dụng dịch vụ của cơng ty. Ngồi ra, cuộc khảo sát cũng nghiên cứu nơi sinh sống của những người tham gia để có những

nhận xét tổng quan về sự nhận biết thương hiệu Ẩm thực Trần trong và ngoài

địa bàn thành phố Đà Nẵng và đưa ra các giải pháp phát triển thương hiệu

2.3.2. Các yếu tố của thương hiệu

- Tên thương hiệu: ẨM THỰC TRẦN - Logo:

Cấu trúc của logo phần trên là tên thương hiệu “Trần” màu chữ đỏ gây

sự chú ý nổi bật và kèm theo một bông hoa phong lan bên cạnh trơng rất uyển chuyển. Phía dưới chữ “Trần” là dòng chữ “Local Food” ngay thẳng màu xanh, có thể dịch là “đặc sản” hay “ẩm thực”. Phía dưới cùng là dịng chữ về

địa chỉ trang web của chuỗi nhà hàng Trần http://dacsandanangtran.com.vn để

khách hàng nhớ đến và truy cập vào trang web để biết thêm nhiều thông tin và hoạt động của công ty.

- Slogan: ĐẾN ĐÀ NẴNG ĂN ĐẶC SẢN TRẦN

Dòng chữ được viết hoa ngay thẳng, ở trước từng nhà hàng Trần thì

dịng chữ này được để trên cao nhấy của biển hiệu và có đèn sáng lấp lánh về ban đêm làm cho khách hàng hay bất kỳ ai đi ngang qua có thể dễ dàng nhận thấy. Còn trên các thẻ card visit thì dịng chữ này in màu đỏ làm nổi bật và bất kỳ ai nhìn vào đều thấy dịng chữ này đầu tiên.

Đánh giá kết quả khảo sát trên thị trường

- Nhận biết thương hiệu Ẩm thực Trần so với các đối thủ cạnh tranh.

Thông qua kết quả khảo sát cho thấy, trong 100 người được phỏng vấn thì thương hiệu Ẩm thực Trần được nhiều người nhớ đầu tiên với tỷ lệ 48%, xếp thứ 2 là quán Mậu với tỷ lệ là 39%. Phần còn lại trả lời biết nhiều đến

(Nguồn: Kết quả khảo sát) Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ nhận biết thương hiệu Ẩm thực Trần so với các đối thủ

cạnh tranh

- Nhận biết thương hiệu Ẩm thực Trần

Qua điều tra, khảo sát về các yếu tố giúp nhận diện thương hiệu gồm

có: tên thương hiệu, logo, khẩu hiệu/biểu tượng, đồng phục nhân viên, các

yếu tố khác. Trong đó yếu tố đồng phục nhân viên giúp nhận diện mạnh nhất chiếm tỷ lệ 26%, nhờ công ty đưa vào đồng bộ hóa tất cả trang phục nhân

viên và với màu xanh đặc trưng của thương hiệu Ẩm thực Trần nên được mọi người chú ý liên tưởng. Thứ hai là tên thương hiệu cũng có ý nghĩa nhận diện khá cao với 25% số người lựa chọn, tiếp đó là khẩu hiệu/biểu tượng và cuối cùng là logo.

(Nguồn: Kết quả khảo sát) Biểu đồ 2.2. Các yếu tổ nhận biết thương hiệu

- Về các yếu tố của thương hiệu

Bảng 2.6. Mức độ đánh giá của các yếu tố thương hiệu

Mức độ đánh giá 1 2 3 4

Tên thương hiệu “Ẩm thực Trần” 12% 72% 5% 11%

Logo 8% 76% 10% 6%

Slogan 75% 6% 15% 4%

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Mức độ đánh giá tương ứng của từng loại yếu tố của thương hiệu Tên thương hiệu “Ẩm thực Trần”:

1. Khác biệt và độc đáo 2. Dễ hiểu 3. Bình thường 4. Khó hiểu Logo:

1. Ấn tượng 2. Bình thường 3. Đẹp 4. Không đẹp

Slogan:

1. Ấn tượng 2. Không ấn tượng 3. Hay 4. Không hay

Kết quả điều tra ý kiến khách hàng cho thấy về các yếu tố của thương

Trần thì có tới 72% khách hàng đánh giá là dễ hiểu, đối với logo cũng có kết quả tương tự là 76% khách hàng đánh giá là bình thường. Như vậy, tên

thương hiệu và logo đã thực hiện được chức năng truyền thơng của mình. Cịn

đối với câu Slogan “Đến Đà nẵng ăn đặc sản Trần” đã khơi gợi được trí nhớ

của khách hàng với 75% khách hàng đánh giá là ấn tượng. Điều này cho thấy công ty cần có chiến lược tốt hơn trong cơng tác truyền thông để đưa đến cho khách hàng một sự khác biệt đối với thương hiệu Ẩm thực Trần.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu ẩm thực trần của công ty TNHH MTV ẩm thực trần (Trang 53 - 58)