Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu ẩm thực trần của công ty TNHH MTV ẩm thực trần (Trang 88 - 100)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ẨM THỰC

3.3.7. Các giải pháp khác

a. Đầu tư tài chính cho cơng tác phát triển thương hiệu

Công ty cần xây dựng kế hoạch ngân sách cho từng khoản mục chi phí phục vụ cho công cuộc phát triển thương hiệu lâu dài trong từng giai đoạn, đặc biệt là ngân sách để truyền thông, quảng bá thương hiệu. Ngồi ra, cơng

ty cần dành một khoản ngân sách riêng dùng trong việc triển khai các hoạt

động tài trợ cho các sự kiện về An tồn giao thơng, các chủ đề về phịng

chống cháy nổ để từ đó khách hàng có cái nhìn tồn diện về thương hiệu Ẩm thực Trần với những cảm nhận thân thiện.

b. Nhân sự cho công tác phát triển thương hiệu

Khách hàng đánh giá một thương hiệu thông qua sự hiểu biết của mình về thương hiệu đó và chịu sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Tại bất kỳ nơi nào diễn ra sự tiếp xúc của thương hiệu với khách hàng dù trực tiếp

như lời cảm ơn của nhân viên bán hàng, thái độ vui vẻ của người bảo vệ hay

lời cảm ơn của nhân viên bán hàng, thái độ vui vẻ của người bảo vệ hay dù

gián tiếp của đoạn phim khách hàng xem trên tivi, một băng rôn quảng cáo

treo trên đường phố đều mang lại những trải nghiệm cho khách hàng về

thương hiệu. Đây là một quá trình phức tạp địi hỏi sự nổ lực khơng chỉ của

cấp lãnh đạo của công ty mà là của tất cả mọi người đang đại diện cho thương hiệu đó. Nâng cao trình độ nhân lực cần chú trọng:

- Đào tạo trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng cho nhân viên đáp ứng được nhu cầu hiện tại ngày càng tốt.

- Cần thành lập một tổ theo dõi thường xuyên lộ trình đào tạo của nhân viên, cán bộ quản lý cho công ty nhằm đánh giá, kiểm tra chương trình một

cách kịp thời, chặt chẽ.

- Xây dựng môi trường nội bộ lành mạnh với hệ thống khuyến khích có hiệu quả. Cải thiện mơi trường làm việc tốt hơn bằng cách tạo điều kiện cho nhân viên thể hiện khả năng, tăng cơ hội thăng tiến.

- Cần phải có chính sách đãi ngộ và sử dụng con người để quy tụ nhân tài về với công ty bằng cách đánh giá đúng năng lực, trình độ của từng cá

nhân để bố trí, sử dụng hợp lý, trọng dụng những người có năng lực, đào thải những người khơng có năng lực.

- Cần xây dựng một bộ phận độc lập gồm 2-3 người am hiểu về lĩnh

vực thương hiệu phụ trách cơng tác quản trị thương hiệu. Có thể là phụ trách Phát triển thương hiệu và Quan hệ công chúng.

Bên cạnh đó, cơng ty cần đào tạo sơ lược cho tất cả CBCNV về cá giá trị mà thương hiệu mang lại, từ đó giúp điều chỉnh các ứng xử, giao tiếp đối với

khách hàng, điều chỉnh hành động để không mang lại ảnh hưởng xấu đến thương hiệu Ẩm thực Trần. Và qua các khóa đào tạo đó, có thể huy động sự đóng góp

c. Nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng

Khâu bán hàng trực tiếp cịn một số sai sót cần phải chỉnh sửa để không

ảnh hưởng đến thương hiệu của công ty.

Đa số nhân viên phục vụ ở đây chủ yếu là sinh viên đi làm thêm và sơ

cấp nghề chiếm 53%, trung cấp chiếm 30%, trong số đó có nhiều nhiên viên chưa thật linh hoạt thiếu kinh nghiệm trong việc giao tiếp truyền thông quảng bá cho khách hàng biết, đôi khi dẫn đến một số sai lầm đối với khách hàng.

Để hoàn thiện công tác này:

- Khâu phụ trách nhân sự công ty phải lên kế hoạch để tập hợp các nhân viên ở các cửa hàng để phố biến hướng dẫn cho các nhân viên cách

giao tiếp ứng xử, và các kỹ năng phục vụ khách hàng tốt nhất, đặt ra

các tình huống có thể xảy ra để làm mẫu cho các nhân viên biết làm

theo và rút kinh nghiệm lần sau.

- Các quản lý của từng nhà hàng khi tuyển nhân viên mới phải hướng dẫn cho họ các kỹ năng cần thiết để giao tiếp với khách hàng.

- Các khu trưởng phải kịp thời hỗ trợ nhân viên của mình ở khu mình

quản lý mỗi khi nhân viên gặp lúng túng với khách hàng.

- Một việc không thể thiếu là công ty phải tổ chức một lớp học để trao dồi các kỹ năng như giao tiếp khách hàng, thái độ ứng xử... cho tất cả

các nhân viên của công ty. Lớp học này cơng ty có thể mời các chuyên gia để huấn luyện.

Bảng 3.5. Chi phí cho cơng tác đào tạo nhân viên

Đơn giá: đồng

Chi phí

Thuê chuyên gia đào tạo 25.000.000 Hỗ trợ nhân viên 10.000.000

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực trạng phát triển thương hiệu Ẩm thực Trần, cũng như vị thế

thương hiệu tại Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần ở chương 2, chương 3

tác giả đã đưa ra những thuận lợi và hạn chế trong việc phát triển dịch vụ ẩm thực phục vụ du lịch ở Đà Nẵng kết hợp với điểm mạnh, điểm yếu và phương hướng phát triển của công ty đến năm 2020 để đưa ra các giải pháp phát triển thương hiệu Ẩm thực Trần trong những năm tới. Việc phát triển thương hiệu là một quá trình liên tục và lâu dài, địi hỏi phải có những chiến lược, chính

sách, định hướng rõ ràng, thực hiện đồng bộ, toàn diện của các cấp lãnh đạo và toàn thể CBNV của công ty.

KẾT LUẬN

Ngày nay, phần lớn các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực nói riêng ln nhận thức rằng thương hiệu là quan trọng, là

một phần tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên từ nhận thức đến hành động là một khoảng cách đáng kể. Và ngay cả doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực đã

và đang triển khai hoạt động xây dựng thương hiệu, thì để đạt được thương

hiệu mạnh vẫn đòi hỏi nhiều yếu tố cần thiết cốt lõi.

Để xây dựng một thương hiệu mạnh, uy tín cần phải có thời gian trải

nghiệm nhằm tạo nên sự trung thành của các khách hàng thông qua việc nâng cao tiềm lực tài chính, năng lực quản lý, đội ngũ phục vụ... Ngoài ra, việc xây dựng thương hiệu địi hỏi phải thực hiện đồng bộ, chun nghiệp. Vì chỉ có

chuyên nghiệp mới tạo nên sự khách biệt và tin cậy. Xây dựng và phát triển thương hiệu cần có nỗ lực của tồn thể cán bộ nhân viên cộng với cam kết của lãnh đạo thì mới thành công.

Đề tài đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến thương hiệu, những cơ sở

lý luận về thương hiệu, tiến trình phát triển thương hiệu trong các tổ chức kinh doanh, các yếu tố cốt lõi để xây dựng và phát triển thương hiệu mạnh.

Đồng thời, sau khi nghiên cứu, khảo sát thực tế thực trạng thương hiệu Ẩm

thực Trần: những thành tựu cũng như những mặt chưa đạt được của thương

hiệu mà đề tài đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm giúp cho thương hiệu Ẩm thực Trần ngày càng phát triển, có thể vươn tầm ra khu vực.

Mặc dù công ty đã đi vào hoạt động hơn 10 năm nhưng vì là một doanh nghiệp mới trong thời kỳ đầu thương hiệu Ẩm thực trần vẫn phải chập chững trên con đường phát triển. Vấn đề xây dựng thương hiệu được quan tâm

nhưng chưa được đầu tư đúng mức vì nhiều lý do, trong đó chủ yếu là thiếu một chiến lược, chính sách cụ thể để xây dựng, phát triển thương hiệu một

Với mong muốn có thể giúp Cơng ty TNHH MTV Ẩm thực Trần thực hiện tốt hoạt động nâng cáo giá trị thương hiệu và hiểu rõ hơn về thương hiệu

để đi đến những hành động là gia tăng vị thế của công ty trên thị trường. Vì

vậy, luận văn "Phát triển thương hiệu Ẩm thực trần của Công ty TNHH MTV

Ẩm thực Trần" đã phân tích thực trạng cơng tác quản lý, phát triển thương

hiệu, đánh giá sức mạnh thương hiệu thời gian qua để công ty hiểu rõ hơn về thương hiệu và phát triển thương hiệu trong tình hình kinh tế hiện nay. Qua

đó đề ta các giải pháp phù hợp cho công tác phát triển thương hiệu đến năm

2020 để trở thành thương hiệu mạnh dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh ẩm

thực, đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.

Xây dựng và phát triển thương hiệu là vấn đề quan trọng và phức tạp, do những hạn chế nhất định nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót,

cần nghiên cứu, hiệu chỉnh thêm trong quá trình triển khai thực hiện tại doanh nghiệp. Rất mong nhận được sự góp ý của Q thầy, Q cơ cùng bạn đọc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] PGS.TS Lê Thế Giới – TS. Nguyễn Xuân Lãn (1999), Quản trị Marketing, NXB Thống kê, Đại học kinh tế Đà Nẵng.

[2] Nguyễn Văn Hòa (2012), Luận văn phát triển thương hiệu Life của cơng

ty cổ phần nước khống Quy Nhơn, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[3] TS. Phạm Thị Lan Hương (2008), Bài giảng quản trị thương hiệu, Đại

Học Kinh Tế Đà Nẵng.

[4] Philip Kotler & Milton Kotler (2013), Tiếp thị mở đường tăng trưởng,

NXB Trẻ.

[5] Lê Bá Phúc (2013), Luận văn phát triển thương hiệu BIC – Tổng công ty

Bảo hiểm ngân hang đầu tư phát triển Việt Nam, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[6] TS. Nguyễn Hữu Quyền (2011), Quản trị thương hiệu, Đại học công

nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.

[7] TS. Trần Đức Anh Sơn (2011), Báo cáo khoa học nghiên cứu đặc sản ẩm thực phục vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng, Viện nghiên cứu

phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng.

Tiếng Anh

[8] David Aaker (1996), Building strong brands.

[9] Kevin Lane Keller (1998), Stategic brand management: Building,

measuring, anh managing brand equity, New Yerser, Prentice Hall

[10] King Stephen (1991), Brand building the in 1990’s. [11] Kotler, P. (2003), Marketing Management, 11th ed.

Các trang web

[12] www.lantabrand.com [13] www.thuonghieuviet.com [14] www.vietnambranding.com [15] www.dacsandanangtran.com.vn

PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI

--------------™µ˜--------------

Chào anh/chị tơi là Nguyễn Thị Ngọc Diệp học viên cao học khóa 27, ngành Quản Trị Kinh Doanh - Đại học Đà Nẵng. Hiện nay, tôi đang khảo sát về mức độ nhận biết của thương hiệu Ẩm thực Trần.

Cuộc điều tra này chỉ mang tính khoa học, các kết quả thu thập được

chỉ để cung cấp thơng tin hồn thành bài nghiên cứu. Thông tin liên quan đến câu hỏi đều rất quan trọng đối với chúng tôi. Mong các anh/chị vui lòng dành chút thời gian để trả lời các câu hỏi dưới đây. Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh/chị

Anh/chị vui lòng đánh dấu vào câu trả lời tương ứng

Câu 1: Anh/chị đã từng nghe nói đến thương hiệu Ẩm thực Trần khơng?

1. Đã từng

2. Chưa từng

Nếu chọn “đã từng” vui lòng chuyển đến câu 2

Nếu “chưa từng” vui lòng dừng lại, cảm ơn các anh/chị.

Câu 2: Anh/Chị hãy vui lòng cho biết Anh/Chị biết đến thương hiệu Ẩm thực Trần qua kênh truyền thông nào?

1. Quảng cáo qua báo

2. Hoạt động tài trợ của công ty 3. Website: dacsacdanangtran.com

4. Qua người thân giới thiệu

5. Nhân viên của công ty giới thiệu

Câu 3: Theo anh/chị Ẩm thực trần là thương hiệu?

1. Rất nhiều người biết đến 2. Nhiều người biết đến 3. Bình thường

4. Ít người biết đến

Câu 4: Anh/chị nhận xét như thế nào về tên của thương hiệu Ẩm thực Trần?

1. Dễ hiểu

2. Khác biệt và độc đáo 3. Bình thường

4. Khó hiểu

Câu 5: Anh/chị nhận xét như thế nào về logo của thương hiệu Ẩm thực Trần?

1. Ấn tượng

2. Đẹp

3. Bình thường 4. Không đẹp

Câu 6: Anh/chị nhận xét như thế nào về slogan "Đến Đà nẵng ăn đặc sản Trần" của thương hiệu Ẩm thực Trần?

1. Ấn tượng

2. Hay

3. Bình thường 4. Khơng hay

Câu 7: Anh/chị nhận ra thương hiệu Ẩm thực Trần nhờ vào những dấu hiệu nào?

1. Tên thương hiệu Ẩm thực Trần 2. Logo

3. Khẩu hiệu/biểu tượng 4. Đồng phục nhân viên

5. Các yếu tố khác

Câu 8: Hãy đánh giá theo mức độ quan trọng của từng tiêu chí khi anh/chị lựa chọn nhà hàng? Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng Rất không quan trọng Giá cả hợp lý Uy tín nhà cung cấp dịch vụ Nhân viên phục vụ chuyên nghiệp Quảng cáo khuyến mãi hấp dẫn

Chất lượng ổn đinh Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt

Câu 9: Khi quyết định lựa chọn nhà hàng cung cấp các món đặc sản Đà Nẵng. Anh/chị thương ưu tiên các nội dung nào sau đây (đánh từ 1-6, 1 là ưu tiên cao nhất, 6 là ưu tiên thấp nhất)?

TT Yếu tố Thứ tự

1 Giá cả hợp lý

2 Nhân viên phục vụ chuyên nghiệp 3 Đảm bảo an toàn vệ sinh thực

phẩm

4 Vị trí thuận lợi của nhà hàng 5 Chất lượng của món ăn

Câu 10: Anh/chị đã từng thưởng thức các món ăn tại chuỗi nhà hàng Trần chưa?

1. Đã từng

2. Chưa từng

Nếu chọn “đã từng” vui lòng chuyển đến câu 11

Nếu “chưa từng” vui lòng dừng lại, cảm ơn các anh/chị.

Câu 11: Anh/chị có nhận xét như thế nào về các món ăn tại chuỗi nhà hàng Trần? Rất hài lịng Hài lịng Bình thường Khơng hài lịng Giá cả hợp lý

Nhân viên phục vụ chuyên nghiệp

phẩm

Vị trí thuận lợi của nhà hàng Chất lượng của món ăn

Câu 11: Anh/chị sẽ tiếp tục đến chuỗi nhà hàng Trần khi có nhu cầu?

1. Tiếp tục đến với Ẩm thực Trần

2. Tiếp tục đến với Ẩm thực Trần và giới thiệu cho người quen 3. Chuyển sang nhà hàng khác

Anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân:

Họ tên: …………………………………………………………………………………………. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ Độ tuổi: 1. <25 tuổi 2. Từ 25 đến 40 3. Trên 40 Nghề nghiệp

1. Cán bộ công nhân viên 2. Học sinh- sinh viên 3. Kinh doanh 4. Cán bộ hưu trí Khác:……………… …..(Vui lòng ghi rõ)

Nơi sinh sống:

1. Tại Đà Nẵng 2. Ở những nơi khác ngoài Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu ẩm thực trần của công ty TNHH MTV ẩm thực trần (Trang 88 - 100)