Thực trạng phân đoạn thị trường và thị trường mục tiêu hiện tại

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu ẩm thực trần của công ty TNHH MTV ẩm thực trần (Trang 59 - 60)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ẨM THỰC TRẦN TỪ

2.3.4. Thực trạng phân đoạn thị trường và thị trường mục tiêu hiện tại

hiện tại

a. Thực trạng phân đoạn thị trường

- Phân đoạn theo đối tượng khách hàng:

+ Đối với khách hàng là tổ chức: bao gồm khách hàng từ các cơ quan tổ chức,

các công ty đi với số lượng lớn, và đặc biệt là khách hàng đi theo nhóm (tour) từ các cơng ty lữ hành. Khách hàng đi theo nhóm (tour), tổ chức của các đoàn lữ hành

chiếm phần lớn cơ cấu nguồn khách hàng của công ty, điều này lý giải vì sao trong chiến lược kinh doanh của công ty đối tượng khách hàng theo tour được chú trọng hơn. Các khách hàng đi theo nhóm tour thường đi theo số lượng lớn và đặc biệt là có lịch trình cụ thể báo trước giúp cho việc chuẩn bị chu đáo, phục vụ khách hàng tốt hơn. Các công ty lữ hành là khách hàng thương xuyên của công ty là:

Công ty cổ phần du lịch Việt Đà – VIDACO TRAVEL Công ty TNHH MTV DV lữ hành Saigontourist

Công ty cổ phần du lịch Phương Đông Việt Công ty lữ hành Quốc tế Xanh

Công ty cổ phần du lịch Việt Nam – VITOURS Công ty du lịch Đà Nẵng – DANATOURS Công ty cổ phần Mai Linh Đà nẵng

Công ty du lịch Hương Giang

Công ty TNHH DVDL Nam Phương Công ty du lịch thương mai Xuyên Á Công ty du lịch và đầu tư Quảng Nam

+ Đối với khách hàng là các nhân: thường là các khách hàng trên địa bàn thành phố có thu nhập trung bình khá trở lên và các khách du lịch đi riêng lẻ không đi theo tour của các công ty lữ hành. Khách hàng này đến với công ty

mang lại doanh thu đáng kể cho công ty.

- Phân theo vị trí địa lý: khách hàng trên địa bàn thành phố và khách du lịch từ nơi khác đến.

b. Về thị trường mục tiêu

Công ty lựa chọn thị trường mục tiêu dựa vào các tiêu chí sau: quy mô sản lượng hiện tại công ty đang tiêu thụ tại thị trường, tính ổn định của thị

trường, khả năng đáp ứng và khả năng sinh lời mang lại. Thời gian qua công

ty đã xác định thị trường mục tiêu là khách du lịch từ các công ty lữ hành tại

địa bàn thành phố Đà Nẵng.

2.3.5. Về công tác định vị thương hiệu

Hiện tại, Cơng ty đã xây dựng hình ảnh, đặc tính của thương hiệu Trần trong tâm trí khách hàng mục tiêu và các đối thủ cạnh tranh.

- Đối với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành: Trần cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ và uy tín thương hiệu thơng qua việc quảng bá các hình ảnh của mình.

- Đối với khách hàng: Cơng ty duy trì chất lượng dịch vụ và nhất là đảm bảo chất lượng sản phẩm (các món ăn) tốt nhất, bảo đảm cho khách hàng

thực sự hài lòng với tiêu chí: Mong ước của Trần là được phục vụ Quý khách

tốt hơn mỗi ngày!

Thông điệp “Đến Đà Nẵng ăn đặc sản Trần” truyền tải được định

hướng kinh doanh trong hiện tại nhưng chưa thể hiện định hướng trong tương lai của thương hiệu Trần.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu ẩm thực trần của công ty TNHH MTV ẩm thực trần (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)