MỘT SỐ TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu ẩm thực trần của công ty TNHH MTV ẩm thực trần (Trang 73 - 76)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. MỘT SỐ TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ĐẾN NĂM 2020

3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020

Quan điểm của ngành là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm; phát triển song song du lịch nội địa và du lịch quốc tế, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, tập chung huy

động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho sự phát triển du lịch.

Mục tiêu tổng quát của ngành du lịch là đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chun nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh

được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt

Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

Năm 2015, Việt Nam đặt ra mục tiêu đón 7 - 7,5 triệu lượt khách du

lịch quốc tế và 36 - 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du

lịch đạt 10 - 11 tỷ USD, đóng góp 5,5 - 6% vào GDP cả nước; có tổng số

390.000 buồng lưu trú với 30 - 35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có 620.000 lao động trực tiếp du lịch.

Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; có tổng số

việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch. Năm 2030, tổng thu

từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.

3.1.2. Thuận lợi trong việc phát triển dịch vụ ẩm thực phục vụ du lịch ở Đà Nẵng lịch ở Đà Nẵng

- Thành phố Đà Nẵng có vị trí địa lý thuận lợi, ở vào trung độ của đất

nước, nằm trên trục giao thông Bắc – Nam, là một trong những cửa ngõ quan trọng để thông ra biển Đông của các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam, của nước

bạn Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar thông qua Hành lang Kinh tế

Đông Tây (EWEC). Đặc biệt, Đà Nẵng có cảng biển nước sâu và sân bay

quốc tế, với nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, cảnh quan thiên nhiên đẹp, lại nằm ở trung điểm các di sản văn hóa thế giới, cộng với bề dày lịch sử, văn

hóa, cách mạng đã tạo cho Đà Nẵng nhiều tiềm năng và điều kiện để phát

triển du lịch trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông

Nam Á.

- Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên “Con đường di sản miền Trung và Đông Dương”. Dựa vào lợi thế này có thể phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ phát triển du lịch của thành phố và thu hút ngày càng nhiều du khách đến với thành phố.

- Môi trường du lịch của thành phố sạch sẽ, một vài khu du lịch vẫn còn giữ được nét hoang sơ của nó. Đây là điểm thu hút được rất nhiều khách tham quan du lịch nghỉ dưỡng. Năm 2006, tạp chí Forbes (Mỹ) công nhận biển Đà Nẵng là một trong sáu bãi biển đẹp nhất thế giới và đến năm 2010, tờ Sunday Herald Sun xếp hạng bãi biển Mỹ Khê của Đà Nẵng là một trong 10 bãi biển châu Á được người Úc ưa thích nhất. Đây là một trong những điểm

nhấn quan trọng, giúp cho việc quảng bá hình ảnh du lịch Đà Nẵng nói chung và du lịch biển nói riêng đạt hiệu quả hơn.

khách sạn nhà hàng tăng cao. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được đầu tư phát triển tương đối hiện đại, đồng bộ đáp ứng tốt nhu cầu.

- Từ năm 2008 đến nay, Đà Nẵng đã 3 lần tổ chức cuộc thi bắn pháo

hoa quốc tế, với sự tham gia của nhiều nước có thế mạnh trong lĩnh vực này.

Đây cũng là hình thức quảng bá du lịch Đà Nẵng khá hiệu quả.

- Thành phố Đà Nẵng được thiên nhiên ưu đãi cho một vị trí thuận lợi,

nguồn sản vật từ rừng, biển, đồng bằng rất dồi dào, góp phần tạo ra một nền

văn hóa ẩm thực phong phú, đặc sắc. Đồng thời vị trí địa lý của Đà Nẵng lại thuận lợi cho việc du nhập văn hóa ẩm thực từ nhiều vùng miền trong nước và thế giới, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ẩm thực đa dạng của du khách đến tham

quan, du lịch tại Đà Nẵng.

3.1.3. Hạn chế trong việc phát triển dịch vụ ẩm thực phục vụ du lịch ở Đà Nẵng lịch ở Đà Nẵng

Bên cạnh những mặt thuận lợi, vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế như

ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ẩm thực phục vụ du lịch ở Đà Nẵng:

- Năng lực cạnh tranh của du lịch Đà Nẵng còn thấp do dịch vụ chưa đa dạng, chất lượng dịch vụ còn kém, giá cả cao, sản phẩm du lịch ít phong phú.

- Phần lớn cơ sở kinh doanh dịch vụ ẩm thực ở Đà Nẵng thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp. Ðội ngũ nhân lực du lịch thiếu và yếu về trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm, nhất là thiếu những người có chun mơn cao.

- Điều kiện vệ sinh trong nhiều quán ăn, nhà hàng chưa đảm bảo và

chưa được đầu tư thích đáng. Nguồn nguyên liệu để chế biến các món ăn chưa

được kiểm sốt chặt chẽ và đảm bảo VSATTP.

- Chất lượng cơ sở vật chất phục vụ du lịch của Đà Nẵng còn hạn chế, chưa đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của lĩnh vực du lịch. Các hội nghị, hội

- Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa hấp dẫn du khách, đặc biệt khách quốc tế. Đà Nẵng còn thiếu trung tâm vui chơi giải trí mang

tầm quốc tế. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có vài điểm vui chơi công cộng, phục vụ chủ yếu là người dân địa phương chứ không phải cho du khách.

- Đà Nẵng chưa có các loại hình du lịch dịch vụ chất lượng cao như

khu vui chơi hiện đại, trung tâm giải trí cao cấp, khu siêu thị miễn thuế để thu hút du khách đến vui chơi giải trí và mua sắm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu ẩm thực trần của công ty TNHH MTV ẩm thực trần (Trang 73 - 76)