Xây dựng và triển khai chiến lược phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu ẩm thực trần của công ty TNHH MTV ẩm thực trần (Trang 82 - 83)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ẨM THỰC

3.3.4. Xây dựng và triển khai chiến lược phát triển thương hiệu

Một chiến lược phát triển thương hiệu đồng bộ và chi tiết là yếu tố cần quan tâm hàng đầu trong công tác x ây dựng và phát triển thương hiệu. Sự đồng bộ sẽ tạo sự nhất quán trong việc xây dựng các chiến lược kinh doanh,

nhân sự… Hiện tại, vì chưa có bộ phận quảng trị thương hiệu nên các chiến lược về thương hiệu chưa rõ ràng, doanh nghiệp chưa định hướng một cách cụ thể mà chỉ từng bước thực hiện theo chuyển biến thị trường. Một chiến lược cụ thể sẽ giúp định hình rõ ràng các hoạt động xây dựng thương hiệu trong

tương lai, là cơ sở cho các hoạt động marketing phát triển mạnh. Nói chung đây là một vấn đề khó vì chúng địi hỏi nhiều thời gian và chất xám.

Trên cơ sở đặc thù kinh doanh của lĩnh vực dịch vụ ẩm thực, đồng thời

để phù hợp với đặc điểm tình hình kinh doanh, mục tiêu và định hướng phát

triển, chỉ mở rộng sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm. Có thể nhận thấy, chiến lược mở rộng thương hiệu là tối ưu nhất.

Nội dung của chiến lược mở rộng thương hiệu:

- Tiếp tục duy trì và phát triển các sản phẩm dịch vụ liên quan đến ẩm

thực hiện nay mà cơng ty đang cung cấp. Trong đó đặc biệt quan tâm củng cố, duy trì thị phần của mình trên địa bàn thành phố.

- Đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, nâng cao khả năng phục vụ chuyên

nghiệp, giữ quan hệ tốt với các công ty lữ hành đã và đang hợp tác.

- Tăng cường hợp tác, kinh doanh với các công ty lữ hành miền Nam hoặc các công ty kinh doanh ẩm thực tại miền Nam để tiếp cận thị trường tại

khu vực này, chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn, cơ sở vật chất để xâm nhập thị

trường miền Nam.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu ẩm thực trần của công ty TNHH MTV ẩm thực trần (Trang 82 - 83)