6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.6.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia lớn, có một số đặc điểm tƣơng đồng với Việt Nam. Chính phủ Trung Quốc cũng đang tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tƣ XDCB tại các dự án sử dụng vốn NSNN và các nguồn vốn khác của Nhà nƣớc. Kiểm soát chi đầu tƣ XDCB nói chung và các dự án sử dụng NSNN nói riêng đƣợc Trung Quốc hết sức quan tâm.
Trung Quốc đang rất chú trọng tới xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực. Trung Quốc đã ban hành Luật quy hoạch xây dựng là cơ sở cho các hoạt động xây dựng trong phạm vi cả nƣớc. Quy hoạch xây dựng đƣợc triển khai nghiêm túc, là căn cứ quan trọng để hình thành ý đồ về dự án đầu tƣ xây dựng, lập dự án đầu tƣ xây dựng và triển khai thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng từ NSNN.
Chi phí đầu tƣ xây dựng tại các dự án từ NSNN ở Trung Quốc đƣợc xác định theo nguyên tắc “lƣợng thống nhất – giá chỉ đạo – phí cạnh tranh”. Theo nguyên tắc này, chi phí đầu tƣ xây dựng đƣợc phân tích, tính toán theo trạng thái động phù hợp với cơ chế khuyến khích đầu tƣ và diễn biến giá cả trên thị trƣờng xây dựng theo quy luật cung – cầu. Công tác quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng tại các dự án thể hiện đƣợc mục đích cụ thể: về xác định chi phí đầu tƣ xây dựng hợp lý; khống chế chi phí đầu tƣ xây dựng có hiệu lực và đem lại lợi ích cao nhất. Ngay trong giai đoạn nảy sinh ý tƣởng dự án, các nhà tƣ vấn đầu tƣ xây dựng sử dụng đồng thời phƣơng pháp đánh giá kinh tế - xã hội và đánh giá kinh tế tài chính, chủ động đầu tƣ lựa chọn dự án với phƣơng án chi phí hợp lý nhất để đạt đƣợc mục tiêu kinh tế xã hội cao nhất. Đến giai đoạn thiết kế, các nhà tƣ vấn sử dụng phƣơng pháp phân tích giá trị lựa chọn giải pháp thiết kế phù hợp để hình thành chi phí hợp lý nhất. Quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng tại các dự án ở Trung Quốc vẫn áp dụng cơ chế lập, xét duyệt và khống chế chi phí đầu tƣ xây dựng ở cuối các giai đoạn theo nguyên tắc giá quyết toán cuối cùng không vƣợt quá giá đã xác định ban đầu.
Khống chế chi phí đầu tƣ xây dựng công trình có hiệu lực chính là điều chi phí trong từng giai đoạn đầu tƣ, không phá vỡ hạn mức giá, chi phí đƣợc duyệt ở từng giai đoạn. Các chênh lệnh phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tƣ thƣờng đƣợc thƣờng xuyên xem xét, điều chỉnh để đảm bảo việc khống
trình xây dựng xuyên suốt từ giai đoạn hình thành ý tƣởng đầu tƣ, chủ trƣơng đầu tƣ đến chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ, kết thúc xây dựng bàn giao công trình đi vào sử dụng, Trung Quốc thông qua quan hệ hợp đồng kinh tế hình thành cơ chế giám sát Nhà nƣớc và giám sát xã hội trong đầu tƣ xây dựng, với mô hình quản lý giám sát phối hợp 4 bên: bên A (chủ đầu tƣ) – bên B (ngƣời thiết kế) – bên C (đơn vị thi công) – bên D (ngƣời giám sát).
Chính phủ Trung Quốc quản lý việc thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tƣ đối với dự án đầu tƣ xây dựng từ NSNN; giá xây dựng đƣợc hình thành theo cơ chế thị trƣờng. Nhà nƣớc công bố định mức xây dựng chỉ để tham khảo; Nhà nƣớc khuyến khích sử dụng hợp đồng trong đầu tƣ xây dựng theo thông lệ quốc tế. Trung Quốc đã đang xây dựng và phát triển mạnh việc sử dụng các kỹ sƣ định giá trong việc kiểm soát và khống chế chi phí xây dựng. Trung Quốc rất chú trọng tới việc xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về chi phí xây dựng, cung cấp các thông tin về giá xây dựng đảm bảo tính minh bạch và tính cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng.
Chính phủ Trung Quốc không can thiệp trực tiếp vào việc quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng tại các dự án sử dụng NSNN, mà chỉ ban hành các quy định có tính chất định hƣớng thị trƣờng, bảo đảm tính công bằng, bảo vệ quyền lợi pháp của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, xã hội hóa công tác định mức xây dựng, đơn giá xây dựng và sử dụng cơ chế thị trƣờng để thỏa thuận, xác định giá xây dựng công trình. Xu thế này không những đã và đang đƣợc thực hiện ở Trung Quốc, mà còn đƣợc các nƣớc nhƣ Anh, Mỹ,… áp dụng rộng rãi.