6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.2.5. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của nguồn nhân lực phục vụ công
công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB
* Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý công trình đầu tƣ XDCB.
- Tuyển dụng những cán bộ có phẩm chất, năng lực và có chuyên môn phù hợp làm công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng. Tại mỗi cơ quan phải có quy trình, quy chế làm việc và quy định cụ thể trách nhiệm của từng ngƣời.
- Hàng năm tổ chức cho cán bộ làm công tác quản lý, kiểm tra tham gia các lớp tập huấn về đầu tƣ xây dựng, coi trọng công tác quản lý dự án đầu tƣ là một nghề, vì vậy phải có những cán bộ chuyên nghiệp. Chƣơng trình đào tạo cần phân chia ra nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau để cán bộ, chuyên viên hoạt động ở lĩnh vực nào thì đƣợc đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực đó.
- Song song với việc đào tạo nguồn nhân lực cho công tác quản lý cũng cần phải trang bị để thực hiện công tác tin học hóa trong lĩnh vực quản lý vốn đầu tƣ.
* Nâng cao trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ quản lý đầu tƣ XDCB.
Nhƣ chúng ta đã biết, nhân lực là yếu tố rất quan trọng trong tất cả các hoạt động của xã hội. Trong lĩnh vực XDCB, nhân lực không chỉ phải giỏi nghiệp vụ chuyên môn mà tinh thần trách nhiệm phải cao và có đạo đức nghề nghiệp thì mới tạo nên những công trình tốt, có hiệu quả. Làm trong lĩnh vực quản lý XDCB có rất nhiều cám dỗ có thể dẫn đến tham nhũng, rút ruột công trình. Bởi vậy, đội ngũ quản lý đầu tƣ XDCB phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, rèn luyện đạo đức không vì mục đích tƣ lợi cá nhân mà làm tổn thất, lãng phí cho NSNN. Để làm đƣợc điều này, ngoài ý thức tự giác của mỗi cá nhân thì cần có sự phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan:
- Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai cần phối hợp với các cấp có thẩm quyền thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn triển khai các quy định mới trong đầu tƣ xây dựng để các phòng, ban chuyên môn chủ động nắm bắt các thay đổi trong công tác đầu tƣ để thực hiện kịp thời. Làm tốt công tác tuyên truyền Luật Xây Dựng, Luật Đầu Tƣ, Luật Đầu Tƣ Công và các văn bản quy phạm pháp luật về chất lƣợng công trình xây dựng đến các cơ quan, đơn vị, các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn nhằm tạo ra sự thống nhất, đồng bộ và nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với các tổ chức cá nhân liên quan đến chất lƣợng công trình xây dựng.
- Các chủ đầu tƣ phải chịu trách nhiệm tổ chức quản lý toàn diện chất lƣợng công trình xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đƣa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm chất lƣợng, hiệu quả và tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Đối với các tổ chức tƣ vấn giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện công việc giám sát theo đúng hợp đồng đã ký kết, đảm bảo duy trì hoạt
công xây lắp, từ khi khởi công đến khi nghiệm thu, bàn giao đƣa công trình vào khai thác, sử dụng. Không đƣợc thông đồng với nhà thầu thi công xây dựng, với chủ đầu tƣ xây dựng hoặc có các hành vi vi phạm khác làm sai lệch kết quả giám sát, ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình và hiệu quả đầu tƣ.
- Các nhà thầu thi công phải tuân thử theo thiết kế đƣợc duyệt, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật về thi công và nghiệm thu. Không đƣợc bớt xén vật tƣ, mua vật tƣ sai quy cách để thi công công trình.
Ngoài ra, để nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong quản lý đầu tƣ XDCB từ vốn NSNN thì cần có quy định xử phạt bằng vật chất (biện pháp kinh tế) đối với những cá nhân làm sai quy định về quản lý vốn đầu tƣ XDCB.
* Tăng cƣờng công tác giám sát, kiểm tra, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tƣ XDCB.
- Giám sát, kiểm tra, thanh tra là nội dung quan trọng trong quản lý, sử dụng vốn đầu tƣ. Do đặc điểm riêng của hoạt động đầu tƣ xây dựng từ NSNN là: có quy mô vốn lớn, khả năng thu hồi vốn thấp và việc quản lý vốn liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều giai đoạn… Do vậy, cùng với việc phân cấp quản lý, tăng cƣờng kiểm soát, kiểm tra, thanh tra việc sử dụng vốn đầu tƣ từ NSNN là hết sức cần thiết trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao hiệu quả công tác giám sát đầu tƣ nội bộ tại các cấp. Tại mỗi bộ phận quản lý vốn cần có quy trình, quy chế cụ thể để giám sát trong công việc, trên cơ sở giao quyền và trách nhiệm cụ thể. Giám sát, kiểm tra nội bộ là công việc thƣờng xuyên của các đơn vị quản lý và thực hiện vốn đầu tƣ xây dựng.
- Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài (Thanh tra tài chính, xây dựng, thanh tra nhà nƣớc, kiểm toán…) và đƣa công tác này thực sự trở thành một công cụ đắc lực của tỉnh trong quản lý đầu tƣ. Muốn
vậy cần gia tăng quyền hạn đi đôi với việc kiện toàn lại tổ chức của các cơ quan này cả về số lƣợng và chất lƣợng, bố trí những cán bộ có trình độ, phẩm chất, có chế độ khen thƣởng kịp thời, công tác này phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên theo kế hoạch.
- Tăng cƣờng công tác giám sát đầu tƣ của cộng đồng nhằm theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tƣ xây dựng của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tƣ, chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án, các tổ chức tƣ vấn xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng trong quá trình đầu tƣ xây dựng. Phát hiện, kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về các việc làm vi phạm các quy định về quản lý đầu tƣ xây dựng, để kịp thời ngăn chặn và xử lý các việc làm sai quy định.
- Việc xây dựng kế hoạch thanh tra phải khoa học, hợp lý đảm bảo không chồng chéo giữa các đơn vị chức năng thanh tra, việc làm này tốn kém rất nhiều thời gian và tiền của cho cả hai bên. Vì vậy các cấp có thẩm quyền phải phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho các đơn vị cấp dƣới, mỗi năm một đơn vị tối đa không qua hai đoàn làm việc (trừ trƣờng hợp đặc biệt có dấu hiệu vi phạm pháp luật).