Thuận lợi và hạn chế trong phát triển kinh tế xã hội của Khu kinh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại ban quản lý khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam (Trang 63 - 65)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1.2.Thuận lợi và hạn chế trong phát triển kinh tế xã hội của Khu kinh

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Khu kinh tế mở Chu Lai * Vị trí địa lý: * Vị trí địa lý:

Khu KTM Chu là Khu kinh tế ven biển đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập vào ngày 05/6/2013 và là một trong 5 nhóm Khu kinh tế trọng điểm quốc gia, có tổng diện tích tự nhiên hơn 42.000 ha, gồm 24 xã, phƣờng, thị trấn vùng Đông thuộc 4 huyện, thành phố ven biển phía Nam của tỉnh Quảng Nam là: Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành và Tam Kỳ.

Ranh giới địa lý của Khu kinh tế mở Chu Lai: phía Tây giáp đƣờng cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Phía Bắc giáp đƣờng nối quốc lộ 1A và đƣờng ven biển 129. Phía Đông khu kinh tế giáp biển Đông. Phía Nam giáp huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

* Khí hậu:

Khu kinh tế mở Chu Lai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mƣa, ít chịu ảnh hƣởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Độ ẩm không khí trung bình 84%. Nhiệt độ trung bình năm 25 0

C, mùa đông dao động trong khoảng 20 - 24 0

C, mùa hè 25-30 0C.

2.1.2. Thuận lợi và hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội của Khu kinh tế mở Chu Lai kinh tế mở Chu Lai

Những thuận lợi:

Khu kinh tế mở Chu Lai là nơi đầu tiên đƣợc Chính phủ cho phép áp dụng các thể chế, cơ chế chính sách mới, tạo môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, phù hợp với thông lệ quốc tế cho tất cả các loại hình

kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nƣớc. Chính phủ khuyến khích và bảo vệ lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, của ngƣời Việt Nam ta định cƣ ở nƣớc ngoài và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ tại Khu kinh tế mở Chu Lai trong các lĩnh vực theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

Khu kinh tế mở Chu Lai có vị trí địa lý rất thuận lợi để kết nối với các địa phƣơng khác của Việt Nam và các khu vực khác trên thế giới. Nằm ở trung độ của Việt Nam và trung tâm của ASEAN, cách thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khoảng 1 giờ bay; trong bán kính 3000km là trung tâm của các vùng kinh tế năng động nhất khu vực Đông Á nhƣ Singapore, Hồng Kông, Thƣợng Hải, Thẩm Quyến, Hàn Quốc, Nhật Bản; trong vòng 4 giờ bay sẽ tiếp cận đến 12 sân bay lớn nhất khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng.

Nằm giữa Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Khu kinh tế mở Chu Lai nối kết với thành phố Đà Nẵng, khu đô thị Điện Nam - Điện Ngọc và Khu công nghiệp lọc hoá dầu Dung Quất - Quảng Ngãi sẽ phát triển thành một chuỗi đô thị có khả năng phát triển kinh tế cao để tạo thế hài hòa trong chiến lƣợc phát triển các vùng lãnh thổ của cả 3 vùng Bắc, Trung, Nam, là cửa ngõ cho vùng Tây nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và tiểu vùng sông Mêkông thông ra với thế giới bên ngoài. Từ khi Khu kinh tế mở Chu Lai ra đời, các khu công nghiệp, đô thị, du lịch, với nhiều nhà máy, công xƣởng đã hình thành đi vào hoạt động, trong đó có những nhà máy với quy mô lớn mang tầm quốc gia: Khu liên hợp cơ khí ô tô Chu Lai- Trƣờng Hải, Nhà máy Kính nổi, Nhà máy sản xuất Sô đa Chu Lai…Các dự án tại KKTM đã có những bƣớc phát triển toàn diện và vƣợt bật, đạt nhiều thành tựu kinh tế xã

động khá; xây dựng kết cấu hạ tầng trên quy mô lớn; công nghiệp và dịch vụ có bƣớc phát triển nhanh; tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, du lịch đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách tỉnh và cải thiện cuộc sống nhân dân…

Những hạn chế:

- Là một Khu kinh tế có 24 xã, phƣờng thuộc vùng Đông của 04 huyện, thành phố còn nhiều khó khăn, xuất phát điểm thấp, thuần ngƣ xen thuần nông, đời sống của nhân dân còn nghèo, hạ tầng yếu kém, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra ảnh hƣởng nặng nề đến sản xuất và đời sống nhân dân.

- Chất lƣợng nguồn nhân lực còn hạn chế, tỷ lệ qua đào tạo nghề còn thấp.

- Hạ tầng chung của Khu KTM Chu Lai chƣa đƣợc đồng bộ, không đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tƣ, nhất là hạ tầng về giao thông nhƣ sân bay, bến cảng; hạ tầng xã hội còn thiếu và chƣa đạt chuẩn quốc tế (chƣa có trƣờng đào tạo nghề chất lƣợng cao, khu vui chơi giải trí...); hạ tầng các khu công nghiệp chƣa đƣợc đầu tƣ hoàn chỉnh; thị trƣờng tiêu thụ tại chỗ nhỏ bé...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại ban quản lý khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam (Trang 63 - 65)