Định nghĩa chung về dịch vụ bảo hiểm và bảo hiểm phi nhân thọ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp (ABIC) (Trang 36 - 39)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Định nghĩa chung về dịch vụ bảo hiểm và bảo hiểm phi nhân thọ

a. Định nghĩa bảo hiểm

Trải qua quá trình hình thành và phát triển của ngành bảo hiểm, đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm.

Định nghĩa 1: “Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít” (Theo Dennis Kessler. Risque No 17.Jan-Mars 1994 – Mỹ).

Định nghĩa 2: “Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là ngƣời đƣợc bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho ngƣời thứ ba trong trƣờng hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận đƣợc một khoản đền bù các tổn thất đƣợc trả bởi một bên khác: đó là ngƣời bảo hiểm. Ngƣời bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phƣơng pháp của thống kê” (Theo Monique Gaullier).

Định nghĩa 3: “Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một ngƣời, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhƣợng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những ngƣời đƣợc bảo hiểm” (Theo tập đoàn bảo hiểm AIG -Mỹ).

Từ những định nghĩa nêu trên, để có một khái niệm chung nhất về bảo hiểm, chúng ta có thể đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: “Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thƣờng của ngƣời bảo hiểm với ngƣời đƣợc bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tƣợng bảo hiểm do một rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điều kiện ngƣời đƣợc bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tƣợng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm”.

b. Định nghĩa dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ

28

Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm qua đó công ty bảo hiểm cam kết sẽ trả một số tiền thỏa thuận khi có sự kiện quy định xảy ra liên quan đến sinh mạng và sức khỏe của con ngƣời thì. Bảo hiểm phi nhân thọ là các nghiệp vụ bảo hiểm thƣơng mại khác không phải là bảo hiểm nhân thọ, là loại hình bảo hiểm qua đó công ty bảo hiểm cam kết sẽ chi trả bồi thƣờng khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra liên quan đến tổn thất về vật chất và tai nạn con ngƣời, trách nhiệm của ngƣời tham gia bảo hiểm.

Theo luật KDBH Việt Nam 2000 giải thích về thuật ngữ Bảo hiểm phi nhân thọ nhƣ sau: “Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ BH tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ BH khác không thuộc BH nhân thọ”.

c. So sánh dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ với nhân thọ

Căn cứ theo nhận thức thực tế về sản phẩm của hai nghiệp vụ bảo hiểm, có điểm khác nhau cơ bản nhƣ sau:

TIÊU CHÍ SO SÁNH BẢO HIỂM

NHÂN THỌ

BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ

– Đối tƣợng bảo hiểm chính hợp đồng

– Tính mạng(Con

ngƣời)

– Các đối tƣợng còn lại (Tài sản, trách nhiêm dân sự..…) – Thời hạn hiệu lực hợp

đồng

– Có thể liên tục suốt cả

đời ngƣời – Hiệu lực trong 1 năm

– Thời gian đóng phí của hợp đồng

– Đóng phí trong: 4 –

20 năm – Đóng phí trong: 1 năm

– Khi không có rủi ro xảy ra

– Đƣợc nhận lại: khoản tiền+ lãi chia (nếu có)

– Mất hoàn toàn phí đóng (nên phí đóng rất thấp) – Tổng số tiền tối đa bồi

thƣờng khi tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm cùng lúc

– Bồi thƣờng tất cả hợp đồng khi rủi ro xảy ra (vì tính mạng là vô giá)

– Không vƣợt quá giá trị tài sản dù có mua nhiều hợp đồng

d. Bản chất của dịch vụ bảo hiểm

29

ngƣời tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo hiểm hoạt động dựa trên Quy luật số đông (the law of large numbers).

1.3.2. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày nay đã đạt đến trình độ phát triển cao ở nhiều nƣớc trên thế giới, với rất nhiều loại hình, cũng nhƣ đối tƣợng đƣợc bảo hiểm ngày càng rộng mở và trở nên hết sức phong phú. Tuy nhiên, hoạt động bảo hiểm vẫn đƣợc tiến hành trên cơ sở một số nguyên tắc cơ bản của nó.

a. Nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn (fortuity not certainty)

Chỉ bảo hiểm một rủi ro xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của con ngƣời chứ không bảo hiểm một cái chắc chắn xảy ra. Ngƣời khai thác không nhận bảo hiểm khi biết chắc chắn rủi ro đƣợc bảo hiểm sẽ xảy ra, ví dụ nhƣ xe cơ giới không đảm bảo an toàn kỹ thuật, con tàu không đủ khả năng đi biển... Ngƣời ta cũng không bảo hiểm cho những gì đã xảy ra, ví dụ nhƣ bảo hiểm cho tàu, xe sau khi chúng đã gặp tai nạn.

b. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith)

Tất cả các giao dịch kinh doanh cần đƣợc thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối. Cả ngƣời đƣợc bảo hiểm và ngƣời bảo hiểm đều phải trung thực trong tất cả các vấn đề.

c. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm (insurableinterest)

Quyền lợi có thể đƣợc bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của đối tƣợng bảo hiểm. Nguyên tắc này chỉ ra rằng ngƣời đƣợc bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Quyền lợi có thể đƣợc bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tƣợng bảo hiểm.

30

d. Nguyên tắc bồi thường (indemnity)

Theo nguyên tắc bồi thƣờng, khi có tổn thất xảy ra, ngƣời bảo hiểm phải bồi thƣờng nhƣ thế nào đó để đảm bảo cho ngƣời đƣợc bảo hiểm có vị trí tái chính nhƣ trƣớc khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém. Các bên không đƣợc lợi dụng bảo hiểm để trục lợi.

e. Nguyên tắc thế quyền (subrogation)

Theo nguyên tắc thế quyền, ngƣời bảo hiểm sau khi bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc bảo hiểm, có quyền thay mặt ngƣời đƣợc bảo hiểm để đòi ngƣời thứ ba trách nhiệm bồi thƣờng cho mình.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp (ABIC) (Trang 36 - 39)