Tình hình hoạt động kinh doanh của ABIC giai đoạn 2012-20

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp (ABIC) (Trang 47 - 50)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của ABIC giai đoạn 2012-20

Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc theo nghiệp vụ qua các năm 2012-2014

Đvt: tỷ đồng,%

STT NGHIỆP VỤ Doanh thu Bồi thƣờng Tỷ lệ bồi

thƣờng (%) 2012 2013 2014 2012 2013 2014 2012 2013 2014 1 BH con ngƣời 213,7 310,1 415 49,1 66,1 98,8 23 21,32 23,8 2 BH TS và KT 100,4 82,7 79,6 12 12,2 5,58 12 14,7513 7,01 3 BH hàng hoá 6,1 4,3 4,4 0,12 0,29 0,2 8,2 6,74 4,5 4 BH xe cơ giới 90,4 102,5 108,9 45,6 47,97 51,4 50,4 46,8 47,2 5 BH cháy, nổ 8,8 9,2 12,8 0,2 1,02 0,4 2,3 11,08 3,1 6 BH tàu thuyền 22,5 14,4 9 11,7 6,9 1,02 52 47,92 11,3 7 BH khác 7,1 2,5 2,3 0 0 0,001 0 0 1,6 Tổng cộng 449 525,7 632 118,72 134,58 157,401 26,88 25,6 24,9

39

Bảng số liệu cho thấy nghiệp vụ bảo hiểm con ngƣời có doanh thu cao nhất và tăng qua các năm, năm 2014 đạt 415 tỷ đồng, chiếm 66%/ tổng doanh thu. Trong đó sản phẩm bảo hiểm BATD qua kênh bancassurance chiếm trên 95%/BH con ngƣời. Đồng thời bảo hiểm con ngƣời cũng là nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thƣờng thấp hơn tỷ lệ bồi thƣờng chung, cho thấy đây là nghiệp vụ đem lại hiệu quả hoạt động cao nhất cho công ty ABIC.

Nghiệp vụ có doanh thu cao thứ 2 là bảo hiểm xe cơ giới, năm 2014 đạt 108,9 tỷ. Trong những năm gần đây tình hình kinh tế phát triển dẫn đến số lƣợng xe tăng lên, đã có thêm nhiều thông tƣ thay đổi về biểu phí trách nhiệm dân sự bắt buộc cũng nhƣ bảo hiểm tự nguyện làm cho việc khai thác bảo hiểm nghiệp vụ xe ôtô thuận lợi hơn, tình hình cạnh tranh đƣợc lành mạnh, các DN không thể giảm phí bảo hiểm dƣới mức quy định, vì vậy mà DNBH kinh doanh có hiệu quả hơn, doanh thu của nghiệp vụ này tăng qua các năm.

+ Hiện tại ABIC cũng nhƣ các DNBH khác đang triển khai bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới theo Thông tƣ số 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 và Thông tƣ số 151/2012/TT-BTC ngày 12/09/2012 sửa đổi, bổ sung Thông tƣ 126/2008/TT-BTC quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiểm bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới.

+ Doanh thu ABIC không chỉ dừng lại ở con số nêu trên nếu biểu phí bảo hiểm tự nguyện xe cơ giới của ABIC ban hành kèm theo quyết định số 2982/2009/QĐ-PHH-ABIC của Tổng giám đốc Công ty CP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp ngày 29/12/2009 đƣợc xây dựng phù hợp hơn với thị trƣờng bảo hiểm. Theo quy định này tỷ lệ phí bảo hiểm của ABIC cao hơn các doanh nghiệp bảo hiểm khác là do: Không bao gồm phí khách hàng không áp dụng mức miễn thƣờng có khấu trừ và không bao gồm các điều khoản bổ sung nhƣ: Bảo hiểm mới thay cũ, bảo hiểm lựa chọn cơ sở sửa chữa, bảo hiểm thiết bị do ngập nƣớc – mỗi điều khoản có tỷ lệ phí 0,1% (Chi tiết theo phụ lục 02

40

đính kèm). Dẫn đến khó khăn cho ABIC trong cạnh tranh phí với các doanh nghiệp bảo hiểm khác, làm mất khách hàng nhất là những khách hàng tốt.

Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật hiện có doanh thu đứng thứ 3 nhƣng doanh thu lại giảm qua các năm: năm 2012 đạt 100,4 tỷ, năm 2013 đạt 82,7 tỷ và năm 2014 đạt 79,6 tỷ. Đó là do tỷ lệ hợp đồng tái tục thấp, nguyên nhân chủ yếu rơi vào tài sản thuộc Cat 4 (nhóm tài sản rủi ro cao), công ty đang hạn chế khai thác đối với tài sản thuộc nhóm này nên rất nhiều dịch vụ không thể tái túc đƣợc do thu xếp tái không thành công, thủ tục nhiều khách hàng khó đáp ứng đƣợc, có đáp ứng thì cũng chậm dẫn đến mất dịch vụ.

Nghiệp vụ bảo hiểm tàu thuyền bao gồm BH tàu sông và bảo hiểm tàu biển, trong đó bảo hiểm tàu biển bị thu hẹp và hạn chế khai thác do tổn thất cao trong những năm trƣớc, không những ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc của ABIC mà còn ảnh hƣởng đến hoạt động nhƣợng tái bảo hiểm. Mặt khác, đây là nghiệp vụ khó kiểm soát rủi ro do đặc thù phạm vi hoạt động là trên biển, vì vậy khó xác định đƣợc nguyên nhân tổn thất có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không hoặc do khách hàng trục lợi bảo hiểm. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa cũng giảm thấp qua các năm là do: dƣ nợ tín dụng giảm, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về đầu ra của nguồn hàng thành phẩm nên hạn chế số lƣợng hàng nguyên liệu nhập khẩu; Chi phí lƣu kho tại Cảng tăng cao nên doanh nghiệp chỉ tính toán nhập khẩu vừa đủ lƣợng hàng sản xuất; Tàu chở hàng không tham gia P I của 16 hiệp hội của hợp đồng tái cố định ABIC nên thời gian xác nhận tàu rất lâu, phải đợi thu xếp tái tạm thời xong mới đƣợc xác nhận tàu nên khách hàng đã chuyển sang tham gia với đơn vị bảo hiểm khác; Đơn vị nhập khẩu chƣa mạnh dạn sử dụng dịch vụ bảo hiểm trong nƣớc.

Về nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ: các doanh nghiệp bảo hiểm đang áp dụng Thông tƣ số 220/2010/TT-BTC ngày 30/12/2010 của Bộ tài chính về

41

việc hƣớng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, quy định này đã tạo thuận lợi cho việc phát triển của thị trƣờng bảo hiểm cháy, nổ Việt Nam, là cơ hội tăng trƣởng doanh thu cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Các cơ sở kinh doanh bắt đầu có sự quan tâm đến việc mua bảo hiểm cháy nổ. Tuy nhiên việc khai thác nguồn doanh thu này không hề đơn giản chút nào, cần có sự hỗ trợ từ lãnh đạo địa phƣơng bằng việc tuyên truyền tham gia bảo hiểm cháy nổ không những là nghĩa vụ mà là quyền lợi cho chính đơn vị tham gia bảo hiểm.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BH PNT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp (ABIC) (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)