Quản lý nhà nƣớc về lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 27 - 29)

1.2.1. Khái niệm

Khái niệm quản lý

đối tượng quản lý bằng các phương thức nhất định để đạt tới những mục tiêu nhất định. Mục tiêu này có thể do các thành viên trong tổ chức thống nhất với nhau, cũng có thể do người đứng đầu tổ chức xây dựng và giao cho tổ chức thực hiện. Nhưng cũng có những tổ chức được hình thành để thực hiện những mục tiêu được xác định trước. Khi đó, bản thân tổ chức không thể tự mình làm thay đổi mục tiêu. Theo đối tượng quản lý, các hoạt động quản lý có thể phân chia thành 3 nhóm chủ yếu: Quản lý giới vô sinh, quản lý giới sinh vật và quản lý xã hội. Như vậy, quản lý xã hội là quản lý các hoạt động của con người, giữa con người với nhau trong xã hội loài người là một bộ phận của quản lý chung [1].

Khái niệm quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện tồn tại của nhà nước. Quản lý nhà nước chính là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của nhà nước [1].

Khái niệm quản lý nhà nước về lễ hội

Muốn đi đến khái niệm quản lý nhà nước về lễ hội thì trước hết cần phải nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước về văn hóa. Bởi lẽ quản lý nhà nước về lễ hội là một lĩnh vực hay một khía cạnh nhỏ trong quản lý nhà nước về văn hóa.

Quản lý nhà nước về văn hóa là sự quản lý nhà nước đối với toàn bộ hoạt động văn hóa của quốc gia bằng quyền lực của nhà nước thông qua Hiến pháp, pháp luật và các cơ chế chính sách nhằm đảm bảo sự phát triển của nền

văn hóa.

Đối tượng của quản lý nhà nước về văn hóa bao gồm: văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể (trong đó có hoạt động lễ hội) và các hoạt động văn hóa khác.

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn: “Quản lý lễ hội là công việc của nhà nước được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lễ hội nhằm mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội được cộng đồng coi trọng, đồng thời góp phần phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương nói riêng, của cả nước nói chung”.

Quản lý nhà nước về lễ hội được hiểu là quá trình sử dụng các công cụ quản lý: chính sách, pháp luật, các nghị định, chế tài, tổ chức bộ máy vận hành và các nguồn lực để kiểm soát, can thiệp vào các hoạt động của lễ hội bằng các phương thức thực hiện như: thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm duy trì việc thực hiện hệ thống chính sách, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, chế tài của nhà nước đã ban hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)