Sự cần thiết của quản lý nhà nướcvề lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 40 - 42)

Lễ hội là nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta, lễ hội đã được hình thành từ thời khai sinh, lập địa, trải qua hàng ngàn năm lịch sử. Lễ hội là hình thức thể hiện lòng tri ân của nhân dân với chung của dân tộc, ôn lại lịch sử và ghi nhận công đức của các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Lễ hội còn mang tính giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống, giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương, tự hào dân tộc, xây dựng tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, do đó mà cần phải được bảo tồn, kế thừa và phát huy. Vì vậy, quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội đóng vai trò hết sức cần thiết vì nó dẫn dắt và định hướng hoạt động lễ hội theo hướng tích cực, phát huy đồng thời khắc phục, sửa chữa những hạn chế phát sinh cũng như những hệ lụy mà hoạt động lễ hội gây ra. Quản lý nhà nước về lễ hội được thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Quản lý nhà nước hết sức cần thiết cho định hướng sự phát triển của nền văn hóa nói chung và duy trì, phát huy các hoạt động lễ hội nói riêng, đây là nhiệm vụ quan trọng của toàn xã hội trong sự nghiệp phát triển văn hóa dân tộc. Muốn cho nền văn hóa đất nước phát triển một cách đúng đắn thì phải có định hướng nhất định và quản lý lễ hội là một lĩnh vực cụ thể trong hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa. Vai trò định hướng cho hoạt động lễ hội thuộc về nhà nước. Nhà nước định hướng cho hoạt động lễ hội phát triển theo đúng mục tiêu đã đề ra, một đường hướng nhất định. Sự định hướng của nhà nước giúp cho hoạt động lễ hội của dân tộc được chọn lọc, kế thừa và phát huy những tinh hoa văn hóa tốt đẹp vốn có đồng thời loại bỏ những giá trị mang tính lạc hậu, sai lệch, không còn phù hợp với cuộc sống đương đại cũng như không phù hợp với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

- Quản lý nhà nước hết sức cần thiết để đảm bảo các hoạt động lễ hội diễn ra theo đúng bản chất vốn có của nó, đảm bảo giữ gìn và phát huy các giá trị tinh hoa văn hóa – lịch sử của dân tộc. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, kinh tế mở cửa và biến đổi không ngừng thì bên cạnh những mặt tích cực là những hệ lụy tiêu cực theo sau vì vậy càng phải cần có sự quản lý hết sức chặt chẽ của nhà nước nhằm bảo vệ và chấn chỉnh khi có những sai phạm nảy sinh. Nhà nước chỉ can thiệp vào các hoạt động lễ hội khi có những biểu hiện sai phạm, lệch lạc trong quá trình diễn ra lễ hội làm sai lệch bản chất vốn có hay giá trị văn hóa của lễ hội.

Quản lý nhà nước một cách chặt chẽ sẽ phát huy những mặt tích cực và hạn chế tối đa những mặt tiêu cực không đáng có của hoạt động lễ hội.

- Quản lý nhà nước về lễ hội nhằm tạo điều kiện cũng như tạo một môi trường thuận lợi cho các hoạt động lễ hội được diễn ra theo đúng mục đích và đúng bản chất. Bên cạnh đó, còn giúp cho hoạt động lễ hội phát triển thông qua các chính sách bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, quyền về văn hóa – xã hội của con người. Đồng thời xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến văn hóa, mà hoạt động lễ hội là một lĩnh vực trong đó. Bằng những biện pháp cần thiết, nhà nước tạo điều kiện bảo tồn, kế thừa và phát triển các hoạt động lễ hội, bảo đảm người dân được quyền hưởng thụ giá trị văn hóa của dân tộc mình.

- Quản lý nhà nước về lễ hội cần thiết góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, nâng cao đời sống tinh thần cũng như vật chất của người dân. Chúng ta đã biết lễ hội là một trong những lĩnh vực của hoạt động văn hóa, lễ hội được diễn ra, được sự quan tâm quản lý đúng đắn của nhà nước thì dẫn đến văn hóa địa phương sẽ phát triển song hành. Văn hóa phát triển tương xứng là cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện bởi lẽ văn hóa và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ đa chiều, có

liên hệ mật thiết với nhau. Hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa nói chung và về hoạt động lễ hội nói riêng cũng làm cho văn hóa trong đó có lễ hội là một tác nhân kích thích sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Có thể nói, công tác quản lý nhà nước về lễ hội đã góp phần thực hiện quan điểm của Đảng: “Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”.

Như vậy, quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội là hết sức cần thiết bởi vì nó vừa có vai trò phát huy, bảo tồn, gìn giữ các tinh hoa văn hóa của lễ hội và vừa có vai trò bảo vệ hoạt động lễ hội, giúp lễ hội được diễn ra đúng với tinh thần vốn có của lễ hội đem đến giá trị tinh thần hết sức to lớn cho quần chúng nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)