Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 86 - 90)

Một là, nhận thức của các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý văn hóa và của xã hội về tính chất, đặc điểm, vai trò và vị trí của lễ hội chưa toàn diện, chưa đầy đủ và thấu đáo để có quan điểm và thái độ ứng xử đúng đắn với lễ hội. Việc phân cấp quản lý lễ hội và di tích chưa thống nhất: Có nhiều chủ thể cùng tham gia quản lý (Ủy ban nhân dân xã, phường, Ban quản lý di tích, nhà chùa, nhà đền, công ty khai thác dịch vụ), việc phân cấp quản lý lễ hội, di tích

của từng địa phương cũng khách nhau, có nơi do Ủy ban nhân dân huyện, thị xã tổ chức và quản lý lễ hội; có nơi giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường tổ chức và quản lý; có nơi do Ban quản lý chuyên môn, công ty kinh doanh khai thác các hoạt động vận chuyển và dịch vụ. Hiện đang xuất hiện xu hướng tự nâng cấp, tự đặt tên lễ hội thành Lễ hội cấp Quốc gia, Lễ hội Quốc tế...

Hai là, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lễ hội chưa theo kịp tình hình thực tiễn, chậm xây dựng và điều chỉnh các văn bản của nhà nước về quản lý và tổ chức lễ hội, việc thực thi các văn bản chưa nghiêm. Do quy luật cung cầu, nhu cầu tiếp thị quảng bá sản phẩm thông qua hoạt động lễ hội dẫn đến tổ chức nhiều lễ hội mang tính sự kiện, quy mô lớn, tần suất cao, mật độ dày nhưng các cơ quan quản lý chưa nắm bắt, kiểm soát đầy đủ. Bên cạnh đó, một số bộ phận nhân dân phần nào có sự thái quá về niềm tin vào tín ngưỡng, thần linh với mong muốn cầu lộc, cầu tài, cầu phúc... từ lễ hội dẫn đến tình trạng lượng du khách quá tải lớn ở hầu hết các lễ hội lớn, dâng đồ lễ tốn kém, phức tạp. Giá trị về lợi ích kinh tế đang có xu hướng lấn át giá trị văn hóa dẫn đến tình trạng chú trọng các hoạt động thương mại vốn sinh lời, chưa chú trọng tới việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đang có nguy cơ bị mai một.

Ba là, trình độ quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức hoạt động lễ hội của cán bộ văn hóa cơ cở và những người trực tiếp quản lý di tích và điều hành lễ hội còn hạn chế. Đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước đối với lễ hội, đội ngũ cán bộ này vừa thiếu vừa yếu năng lực quản lý, tổ chức các hoạt động lễ hội của cán bộ văn hóa cơ sở ở nhiều địa phương còn hạn chế. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong tổ chức và quản lý lễ hội chưa thực sự nhịp nhàng và còn nhiều bất cập, sự phối hợp của các Sở, ban, ngành và các tiểu ban chưa nhanh chóng và kịp thời trong việc giải quyết, chấn chỉnh những phát sinh diễn ra trong lễ hội trên địa bàn xuất phát

từ thực tiễn công tác quản lý nhà nước. Do đa phần các đơn vị phối hợp thực hiện không phải là đơn vị chính chủ trì, mà chỉ đảm nhận một phần nhỏ chuyên môn nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình nên các cơ quan, đơn vị này thường lơ là công tác phối hợp. Thường thực hiện theo chỉ đạo một cách hình thức, cắt cử cán bộ tham gia công tác phối hợp ít, không đủ lực lượng để bao quát hết tất cả tình hình, dẫn đến tình trạng vẫn chưa thực hiện tốt được công việc được giao.

Bốn là, công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân khi tham gia lễ hội được xem là công tác trọng tâm và cần được chú trọng trước tiên. Tuyên truyền nhằm định hướng, hướng dẫn cho quần chúng nhân dân hiểu rõ giá trị truyền thống trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong công tác tổ chức lễ hội. Vì xét cho cùng, các lễ hội được tổ chức ra cũng vì mục đích phục vụ nhu cầu và nguyện vọng của tất cả mọi người dân. Nên đây là công tác phải được tiến hành khẩn trương và nhanh chóng, phải được thực hiện trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội. Trước là nhằm kêu gọi, thông báo cho nhân dân cùng biết về nội dung, chương trình của lễ hội. Trong là nhằm phổ biến, vận động người dân nâng cao ý thức tham gia lễ hội, nhằm đảm bảo lễ hội được diễn ra thành công, tốt đẹp và bảo vệ môi trường cảnh quan xanh tươi và sạch đẹp. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh tại lễ hội chưa hợp lý, chưa triệt để, ý thức của người tham gia lễ hội còn kém, dẫn đến hành vi ứng xử chưa thật văn hóa trong thực hành lễ hội, đặc biệt còn tồn tại hiện tượng chạy theo đám đông với tâm lý cuồng tín thực dụng và trục lợi. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn tới vấn nạn phi văn hóa trong lễ hội được nói tới rất nhiều hiện nay.

Năm là, sự phối kết hợp giữa các cơ quan liên quan chưa thật sự chặt chẽ, chưa tạo nên sự thống nhất cao trong tổ chức và quản lý trong hoạt động thanh tra, kiểm tra lễ hội. một số nơi, ban tổ chức chưa thể hiện hết trách

nhiệm, phối hợp chưa tốt, chưa kịp thời giải quyết, chấn chỉnh các tiêu cực diễn ra trong lễ hội. Chế tài xử phạt trong lĩnh vực lễ hội còn thấp không đủ răn đe, nên những người lợi dụng trục lợi trong lễ hội dễ hay tái phạm.

Ngoài ra, tính pháp lý về mặt thời gian của các lễ hội trong tỉnh chưa được quy định vì vậy, việc thu hút du khách đến tỉnh Bình Phước tham quan, tìm hiểu văn hóa của địa phương chưa nhiều, chưa đúng với tiềm năng thực tế.

Tiểu kết chƣơng 2

Ở chương 2, tác giả đã khái quát những lễ hội tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Bình Phước. tập trung phân tích thực trạng hoạt động tổ chức và quản lý lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước trên các khía cạnh: ban hành các văn bản quy định quản lý lễ hội của tỉnh Bình Phước; nguồn lực cho lễ hội; về đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phục vụ công tác lễ hội ; về hoạt động thanh kiểm tra; về tuyên truyền công tác lễ hội; công tác an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và trật tự công cộng. Trên cơ sở đó, tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được cùng những hạn chế cần khắc phục, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế ấy. Đây là điều kiện để các giải pháp quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước có tính khả thi.

Chƣơng 3.

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)