Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội được triển khai thực hiện khoa học, theo đúng lộ trình có sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương. Nội dung của công tác quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội được diễn ra trên các mặtsau:
Thứ nhất, xây dựng, ban hành hệ thống chính sách, pháp luật về lễ hội
Ở cấp trung ương: xây dựng, ban hành các luật, pháp lệnh, nghị định các văn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa như: Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009, là cơ sở căn bản để quản lý nhà nước về các hoạt động lễ hội ; Luật Tín ngưỡng tôn giáo ngày 18 tháng 11 năm 2016; Chỉ thị số 27- CT/TW ngày 12/1/1998 về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và gần đây nhất là Nghị định của Chính phủ số: 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 quy định về quản lý và tổ chức lễ hội. Các văn bản quy phạm pháp luật này phải giữ nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và dân chủ hóa công tác quản lý, phải là các quyết định hành chính khả thi, tránh chồng chéo, quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, tránh tình trạng nhiều đơn vị cùng có chức năng quản lý nhưng khi quy trách nhiệm không đơn vị nào chịu trách nhiệm hoặc văn bản thiếu cơ sở thực thi triển khai không kịp thời.
Ở địa phương tổ chức thực hiện, tham mưu với cấp trên các vấn đề về quản lý nhà nước đối với lễ hội.
Việc tổ chức thực hiện rất quan trọng, quyết định hiệu lực hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, tại địa phương khi văn bản pháp luật đi vào cuộc sống sẽ bộc lộ ưu, khuyết điểm, do đó cấp chính quyền địa phương cần có trách nhiệm tham mưu với cấp trên sửa đổi để hoàn thiện.
tiếp tục thực hiện bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội trong thời kỳ tới; khuyến khích nhân dân các xã, phường, thôn, ấp, khu dân cư, cơ quan, xí nghiệp xây dựng các quy ước về nếp sống văn hóa, giữ gìn vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường thiên nhiên, cảnh quan sạch đẹp. Hoàn thiện hệ thống thanh tra chuyên ngành, thanh tra nhân dân, tăng cường công tác thanh tra văn hóa lễ hội.
Thứ hai, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về lễ hội
Tổ chức vận hành của bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa nói chung và hoạt động lễ hội nói riêng, do lễ hội là lĩnh vực được xem tương đối đặc biệt ở Việt Nam, bởi hoạt động lễ hội luôn gắn với các vấn đề về tư tưởng, tinh thần nên công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này cũng đặc biệt hơn ở các lĩnh vực khác. Nhà nước ta đã xây dựng cơ chế phối hợp quản lý giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hội đồng Lý luận Văn học Nghệ thuật Trung ương, Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học Nghệ thuật Việt Nam trong công tác chỉ đạo và phối hợp hoạt động thực hiện công tác quản lý nhà nước về lễ hội trong chiến lược phát triển về văn hóa. Ngày 29 tháng 8 năm 2018 Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2018/NĐ-CP quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, ngày 22/12/2015 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL Quy định về tổ chức lễ hội. Trong đó, quy định về trách nhiệm của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Điều 13), trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Điều 14), trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Văn hóa và Thể thao) (Điều 15). Theo điều 20, Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 8 năm 2018 quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý
nhà nước đối với hoạt động lễ hội trên địa bàn theo thẩm quyền, có các nhiệm vụ sau đây:
a) Chỉ đạo thực hiện kiểm kê, phân loại lễ hội, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa lễ hội; xây dựng đề án, đề tài nghiên cứu khoa học nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội;
b) Bảo đảm hoạt động lễ hội được tiến hành trang trọng, đúng nghi lễ truyền thống; loại bỏ hoặc thay thế những tập tục không còn phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển;
c) Chỉ đạo các sở, ban, ngành địa phương trong việc phối hợp quản lý và tổ chức lễ hội; bảo đảm trật tự an toàn xã hội và thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
d) Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động lễ hội tại địa phương;
đ) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội theo thẩm quyền;
e) Báo cáo định kỳ việc quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 31 tháng 12 hàng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
g) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và năng lực công chức
Trong công tác quản lý nhà nước về lễ hội, thì việc xây dựng một nguồn nhân lực rất là quan trọng, vì họ là người trực tiếp tuyên truyền vận động nhân dân, thực thi các quy định đề ra và đồng thời vừa phải giải quyết những sai phạm, tiêu cực nảy sinh. Nhận thức rõ điều đó Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng địa phương đã phối hợp cùng nhau xây dựng đội ngũ này. Bộ đã chỉ đạo và tổ chức tập huấn cũng như tổ chức các lớp Quản lý nhà nước về lễ hội thuộc các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Giúp cho đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức có đủ bản lĩnh về chính trị, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức, điều này chắc chắn sẽ góp phần tích cực trong việc công tác Quản lý nhà nước về lễ hội.
Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy hoạch, kế hoạch đào tạo nhân lực ngành văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch và cơ chế, chính sách đặc thù trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ tài năng các lĩnh vực năng khiếu nghệ thuật, thể thao, phụ cấp ngành chuyên biệt đối với giảng viên, huấn luyện viên, đào tạo viên, học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện văn hóa nghệ thuật, thể thao và du lịch [7].“Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về quản lý và tổ chức lễ hội cho các địa phương” [2]. Hay “Tập huấn nghiệp vụ về quản lý và tổ chức lễ hội cho các tổ chức, cá nhân tham gia tổ chức lễ hội” [2].
Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội thường là cán bộ, công chức thuộc cơ quan chuyên trách của ngành, được phân công trách nhiệm hoặc chuyên viên văn hóa ở cơ sở. Vì vậy, cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ở nhiều cấp độ khác nhau, có khả năng độc lập về nghiên cứu cũng như chỉ đạo về thực tiễn, biết tham khảo kinh nghiệm quản lý và tổ chức lễ hội ở các địa phương khác, có khả năng tham mưu và xây dựng các văn bản mang tính chất quản lý đặc thù. Do vậy mà trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham gia vào hoạt động quản lý và tổ chức lễ hội phải có nhiệm vụ:
Làm đúng chuyên môn, nhiệm vụ trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội đã được phân công và giao phó.
Là cầu nối giữa các ngành, các lĩnh vực liên quan đến công tác quản lý và tổ chức lễ hội trong hoạt động lễ hội.
Tuyên truyền, khuyến khích, khen thưởng những việc làm khả quan đã đạt được cũng như chấn chỉnh, ngăn ngừa những sai phạm nảy sinh trong
công tác quản lý và tổ chức lễ hội.
Thực thi tốt chức năng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra và giám sát khi thực thi công vụ. Đồng thời phối hợp nhịp nhàng với các cơ quan chức năng có liên quan khi xử lý những sai phạm không đáng có xảy ra trên tinh thần phù hợp với chính sách và đúng với quy định của pháp luật.
Do đó mà đội ngũ nguồn nhân lực tham gia vào công tác Quản lý nhà nước về lễ hội phải có những phẩm chất như:
Nắm vững chính sách và luật pháp mà nhà nước ban hành có liên quan đến lĩnh vực quản lý và tổ chức lễ hội.
Hiểu biết và nắm bắt sâu rộng về lĩnh vực mà mình đang công tác. Thường xuyên học tập và trao dồi thêm kiến thức chuyên môn mới có liên quan đến công tác Quản lý nhà nước về lễ hội.
Có tinh thần yêu nghề, trách nhiệm cao đối với công việc cũng như có khả năng giao tiếp với cộng đồng và hơn hết là có đạo đức trong sáng, ý thức tích lũy kinh nghiệm từ thế hệ đi trước và có một sức khỏe tốt để đảm bảo thực thi tốt nhiệm vụ được giao.
Quản lý hoạt động lễ hội cần phải chú ý đến cả hai nội dung: quản lý di tích và quản lý các khâu tổ chức lễ hội. Vì vậy, nội dung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về lễ hội cần phải:
Củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy, cán bộ của các cơ quan lãnh đạo, quản lý, tham mưu, các đoàn thể, các tổ chức nghề nghiệp của hoạt động văn hóa từ trung ương đến cơ sở, đảm bảo hoạt động hiệu quả.
Thường xuyên thực hiện việc điều tra, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong ngành văn hóa để xây dựng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Xây dựng quy hoạch nguồn cán bộ quản lý và chuyên môn dài hạn đảm bảo cân đối cơ cấu nguồn lực cán bộ cho phù hợp. Cần phải nâng cao năng
lực đội ngũ cán bộ quản lý. Việc bố trí sắp xếp cán bộ quản lý phải có trình độ kiến thức chuyên môn về quản lý văn hóa, quản lý lễ hội.
Qua đó, ta thấy việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức là một việc làm quan trọng quyết định đến thành công của công tác quản lý nhà nước về lễ hội. Đây là kế hoạch lâu dài trong chiến lược phát triển nền văn hóa nói chung và hoạt động lễ hội nói riêng.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý lễ hội ở tỉnh, huyện thị, xã về trình độ chuyên môn, quản lý văn hóa, quản lý lễ hội. đáp ứng tiêu chuẩn phù hợp với nhiệm vụ được giao. Đẩy mạnh đào tạo tại chỗ, kết hợp các hình thức đào tạo mới và đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ để nhanh chống hình thành đội ngũ lao động đáp ứng nhu cầu hiện tại, song song với việc thực hiện đào tạo dài hạn, Yêu cầu nhân lực cần trang bị sự am hiểu về văn hóa địa phương, có trình độ chuyên môn cao để đáp ứng nhiệm vụ được giao.
Có thể nói, nguồn nhân lực làm công tác quản lý lễ hội có vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên thành công của lễ hội. Họ là người chịu trách nhiệm chính trong việc huy động, kết nối, tổ chức và điều hành các nguồn để tạo ra một sản phẩm. Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội cần thực hiện có hiệu quả thiết thực đồng thời có chiến lược lâu dài.
Thứ tư, phân bổ, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính
Hoạt động lễ hội vốn là sinh hoạt văn hóa cộng đồng cho nhân dân, là một hoạt động bao gồm nhiều thành phần tham gia, diễn ra trên quy mô lớn mang tính cộng đồng. Do đó, công tác phân bổ, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội tương đối phức tạp, cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, bài bản cũng như
phải được tính toán một cách chu toàn hợp lý và phải được tiến hành một cách khoa học. Công điện số 229/CĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội có nội dung về việc sử dụng và phân bổ nguồn lực tài chính đó là hạn chế tối đa sử dụng ngân sách nhà nước vào tổ chức các lễ hội.
Nhà nước yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và tổ chức lễ hội hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội. Nhà nước khuyến khích các cá nhân, tổ chức đóng góp và tài trợ cho việc tổ chức lễ hội. Ðiều này mang lại nhiều lợi ích nhất là huy động được nguồn kinh phí tổ chức lễ hội tiết kiệm cho ngân sách nhà nước. Do vậy mà, việc phân bổ, huy động và sử dụng hiệu quả một cách khoa học, hợp lý sẽ làm cho công tác Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội ngày càng hiệu quả, đảm bảo trật tự, tiết kiệm, phát huy tốt các giá trị văn hóa, góp phần khai thác tiềm năng kinh tế, văn hóa và du lịch, đồng thời khơi dậy những nguồn tiềm năng kinh tế mới, bổ sung vào nguồn lực tài chính của quốc gia.
Các hoạt động lễ hội theo quy định của Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội. Các lễ hội được tổ chức theo đúng tinh thần “An toàn, văn minh, lịch sự”; các lễ hội trước khi tổ chức đều được thành lập Ban Tổ chức theo quy định. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và nhân dân về việc thực hiện nếp sống văn minh, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, mê tín dị đoan, trật tự an toàn giao thông, công tác quản lý tiền công đức, vận hành tiền có mệnh giá nhỏ, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ di tích, đảm bảo vệ sinh, cảnh quan môi trường nơi tổ chức lễ hội và đảm bảo không lưu hành ấn phẩm văn hóa trái phép, ngăn ngừa các hoạt động cờ bạc trá hình, ăn xin, dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch…diễn ra trong lễ
hội. Xây dựng các bảng nội quy thực hiện nếp sống văn minh cho du khách; Không đưa các hiện vật không có trong hồ sơ xếp hạng vào di tích, đảm bảo nguyên trạng của di tích theo đúng quy định của Luật Di sản văn hóa.
Thứ năm, kiểm tra, thanh tra và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về lễ hội.
Ngày 12/11/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2013/NĐ-CP về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ VHTT&DL; trách nhiệm của UBND và thành phố trực thuộc Trung ương; trách nhiệm của Sở VHTT&DL trong công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát việc quản lý và tổ chức lễ hội được quy định một cách cụ thể, rõ ràng. Công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát việc quản lý và tổ chức lễ hội nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm các quy định của Nhà nước, đồng thời nâng cao ý