Hoàn thiện và ổn định tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 105 - 109)

Tiến hành kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa các cấp, tách biệt cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan sự nghiệp về văn hóa để thực hiện chức năng quản lý tránh chồng chéo nhiệm vụ giữa cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan sự nghiệp, xây dựng quy chế phối hợp hoạt động, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về di sản văn hóa như Sở VH, TT&DL, phòng văn hóa thông tin cấp huyện, thị, thành phố công chức văn hóa phường xã thống nhất quản lý, nâng cao hiệu quả,

tránh chồng chéo trong quản lý lễ hội.

Hiện nay Phòng Văn hóa Thông tin các huyện, thị, thành phố trong Tỉnh biên chế rất ít, có từ 04 đến 06 biên chế cho một huyện, thị, thành phố trong khi đó vừa quản lý Văn hóa, Thể thao, Du lịch, Truyền thông, Gia đình vì vậy rất khó khăn về nhân sự để quản lý hoạt động lễ hội, cần phải bổ sung biên chế cho các phòng Văn hóa Thông tin các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh để đảm bảo tham mưu tốt công tác quản lý nhà nước về văn hóa tại địa phương. đồng thời có chế độ đãi ngộ thu hút sinh viên mới ra trường về địa phương công tác.

Việc bố trí cán bộ phải hợp lý, tránh tình trạng bố trí cán bộ không phù hợp với công việc, có nơi thừa, nơi lại thiếu. Có chủ trương, chính sách hợp lý và ổn định lâu dài đối với cán bộ văn hóa thông tin phường, xã vì đây là lực lượng chuyển tải chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến nhân dân, là lực lượng tham mưu công tác quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nguồn lực, việc tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa là vấn đề cần thiết và cấp bách. Bởi vì hoạt động văn hóa trong hội nhập quốc tế và trong cơ chế thị trường đang đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi phải có tư duy mới, cách làm mới. Cho nên, việc đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về văn hóa có năng lực đáp ứng những đòi hỏi của tình hình mới là hết sức cấp thiết. Hiện nay, cán bộ làm công tác văn hóa của cấp tỉnh, cấp huyện, thị, thành phố hầu hết còn khá trẻ, được đào tạo cơ bản nhưng thiếu kinh nghiệm, thiếu thực tiễn, ít được tham gia bồi dưỡng, tập huấn; còn đa số cán bộ văn hóa cấp xã không được đào tạo cơ bản chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về văn hóa, đội ngũ này thường hay thay đổi không ổn định. Xuất phát từ những bất cập trên, công tác đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ làm văn hóa trong những năm tới của Tỉnh phải đảm bảo các yêu cầu sau: Cần xây dựng và ban hành

quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ làm công tác quản lý văn hóa ở các cấp. Đây sẽ là cơ sở cho việc tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ quản lý trong ngành văn hóa thông tin của các cấp. Đối với cán bộ quản lý nhà nước về văn hóa cần nâng cao văn hóa ứng xử, đề cao tính gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về đạo đức, lối sống trong quản lý lễ hội. Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hóa; có chế độ đãi ngộ tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. chú trọng sử dụng nguồn lực tại chỗ, lực lượng quần chúng tham gia chương trình hoạt động lễ hội, giao cho ngành văn hóa, thể thao và du lịch của địa phương tổ chức thực hiện, hạn chế việc thuê khoán dàn dựng kịch bản gây nhàm chán, tốn kém hiệu quả thấp gây bức xúc trong dư luận và nhân dân.

Các cơ quan cần có quy định và biện pháp ngăn chặn, xử lý việc tổ chức cho cán bộ, nhân viên đi lễ hội vào ngày làm việc, sử dụng xe công đi hội. Cán bộ, đảng viên, đặc biệt là các đồng chí có chức có quyền nên tránh đến những điểm thờ tự, nơi tổ chức các lễ hội mang tính tâm linh – mê tín để tránh kẻ xấu lợi dụng tung ra những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ danh dự cán bộ, gây hiểu lầm trong quần chúng.

Hằng năm cần phải có đánh giá công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên cơ sở tiêu chí, tổ chức đánh giá, chấm điểm nhằm nâng cao khả năng thực hiện hoạt động lễ hội và cung cấp những thông tin phản hồi cho công chức, viên chức biết được mức độ thực hiện các hoạt động lễ hội, từ đó có biện pháp nâng cao và hoàn thiện hiệu quả quản lý nhà nước về lễ hội. Cụ thể gồm các tiêu chí sau:

+Về công tác quản lý, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện hàng năm (Cụ thể như: Xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức lễ hội;Thực hiện đúng kế hoạch, chương trình tổ chức lễ hội; Kết quả thực hiện xã hội hóa để tổ chức lễ hội..) .

+ Về quán triệt, tuyên truyền văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, văn bản quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (như: Tổ chức học tập, phổ biến, tập huấn, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc triển khai tại cơ sở; Triển khai, thực hiện nghiêm các văn bản).

+ Về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội (như: Thực hiện đặt hòm công đức đúng quy định. Quản lý và sử dụng tiền công đức, tiền giọt dầu công khai, minh bạch, đúng mục đích; Không đổi tiền lẻ tại di tích, lễ hội trái với quy định của pháp luật; Đảm bảo việc tổ chức lễ hội trang nghiêm, thành kính, tiết kiệm, hiệu quả; Tuyên truyền, giới thiệu giá trị lịch sử, văn hóa của di tích, lễ hội; Hướng dẫn nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và lễ hội nội quy, bảng hiệu…).

+ Về đảm bảo môi trường an toàn tổ chức lễ hội (như: Đảm bảo công tác phòng ngừa thảm họa, phòng, chống cháy nổ, hỏa hoạn; Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không kinh doanh thịt thú rừng trong mục cấm; Đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ di tích, danh thắng, tài sản nhà nước, tài sản cá nhân, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách dự lễ hội; Đảm bảo vệ sinh cảnh quan môi trường nơi tổ chức lễ hội: Xây dựng nhà vệ sinh hợp chuẩn, có thùng rác công cộng, thu gom rác kịp thời, công tác xử lý rác thải, nước thải đúng quy định; Không lưu hành ấn phẩm văn hóa trái phép không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, nếp sống văn hóa của dân tộc, không tổ chức các hoạt động cờ bạc trái pháp luật, các trò chơi mang tính cờ bạc, các dịch vụ điện tử dùng loa có công suất lớn trong lễ hội; Không có các hiện tượng tệ nạn xã hội, ăn xin tại khu vực lễ hội; Quy hoạch các điểm hoạt động, vui chơi, giải trí trong khu vực lễ hội hợp lý, đúng quy định; Thực hiện việc quản lý, đốt hàng mã đúng quy định).

+ Về tổ chức các hoạt động dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật (tiêu chí đánh giá như: Có biện pháp ngăn chặn các hành vi gian lận thương

mại về hàng hóa, giá, phí dịch vụ, lệ phí; Xử lý theo quy định của pháp luật các tổ chức, cá nhân lợi dụng lễ hội để trục lợi, tăng giá, ép giá).

+ Về thực hiện thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội tại cơ sở (cụ thể: có thanh kiểm tra đột xuất không; có tổ chức kiểm tra định kỳ theo kế hoạch được duyệt hàng năm..).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)