Đẩy mạnh xã hội hóa và phát huy vai trò của cộng đồng, tăng cường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 115 - 119)

cường tính tự quản trong tổ chức và quản lý lễ hội

Xã hội hóa là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Riêng ở lĩnh vực văn hóa, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã nhấn mạnh chủ trương này: “Xã hội hóa các hoạt động văn hóa, chú trọng nâng cao đời sống văn hóa ở nông thôn, vùng khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các nhóm xã hội, giữa đô thị và nông thôn” [10].

Để đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ văn hóa cần thực hiện các giải pháp sau đây:

Thứ nhất, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho cá nhân, gia đình, các tổ chức kinh tế - xã hội tham gia hoạt động dịch vụ văn hóa. Giải pháp này không những phù hợp với chủ trương tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy vai trò, tác dụng của mình, mà còn tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế khi tham gia cung ứng các dịch vụ văn hóa.

Thứ hai, phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân trong quá trình phát triển các cơ sở dịch vụ văn hóa, đồng thời ngăn ngừa những hoạt động bất hợp pháp, không lành mạnh của các cơ sở dịch vụ này.

Để nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa các dịch vụ trong thời gian tới, tỉnh Bình Phước cần tập trung giải quyết những công việc sau:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xã hội hóa các dịch vụ văn hóa, làm cho mọi người hiểu xã hội hóa các hoạt động văn hóa không chỉ để giảm gánh nặng cho ngân sách mà là huy động tiềm năng của mỗi cá nhân và cộng đồng xã hội. Đây là nhiệm vụ đặt ra cho quá trình xã hội hóa các hoạt động văn hóa. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức về đường lối, cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa hoạt

động văn hóa của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước về xã hội hóa các dịch vụ dịch vụ văn hóa.

Hai là, có cơ chế, chính sách hợp lý cho việc đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ văn hóa, chú trọng các chính sách ưu tiên cho tư nhân tham gia hoạt động dịch vụ văn hóa. Cụ thể như: Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các dịch vụ văn hóa tư nhân hoạt động; thu hút sự đầu tư trong việc xây dựng các công trình văn hóa, tu bổ, khai thác, sử dụng các di tích, các danh lam thắng cảnh; xây dựng chính sách thuế, phí phí phù hợp; ưu đãi về sử dụng đất, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc về đất đai, giải phóng mặt bằng; hỗ trợ các đơn vị ngoài công lập cung ứng các dịch vụ văn hóa ở các lĩnh vực ít có lợi nhuận như văn hóa dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa.

Ba là, đa dạng hóa các hình thức xã hội hóa đầu tư nước ngoài; thí điểm các hình thức xã hội hóa đầu tư như công ty hợp danh, công ty quản lý vốn; cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua, nhận khoán kinh doanh, quản lý, thuê các doanh nghiệp trong nước; nghiên cứu mô hình khu kinh tế mở; mở rộng các hình thức xã hội hóa các hoạt động văn hóa, các dịch vụ văn hóa, để mọi người có thể cùng tham gia hoạt động văn hóa, hưởng thụ văn hóa, nhưng phải có chính sách miễn giảm, ưu tiên hưởng thụ văn hóa cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, vùng nghèo.

Tỉnh cần xây dựng các chương trình trợ cấp cho các hoạt động dịch vụ văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, xây dựng chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các hoạt đồng dịch vụ văn hóa.

Xã hội hóa đang là một xu hướng chung của nhiều địa phương trong tỉnh Bình Phước. Hoạt động này vừa tiết kiệm nguồn ngân sách của địa phương, vừa khơi dậy sức mạnh đoàn kết từ nhân dân, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thể hiện tinh thần, trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng và thúc đẩy xã hội.

Muốn thực hiện tốt công cuộc xã hội hóa từ nhân dân thì trước tiên đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác QLNN về lễ hội phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, công tác tuyên truyền đảm bảo cho mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức trong xã hội đều hiểu đúng, hiểu rõ về sự nghiệp văn hóa của tỉnh nhà nói riêng và của cả nước nói chung. đồng thời qua đó huy động tối đa nguồn lực từ phía các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn và trong và ngoài tỉnh vào thực hiện xã hội hóa. Khuyến khích các hoạt động sáng tạo văn hoá nghệ thuật, sưu tầm, phát huy và phát triển các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể. Tham mưu cho UBND Tỉnh ban hành về cơ chế chính sách cho công tác xã hội hóa cần nghiên cứu, đề ra cơ chế thông thoáng, thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn đầu tư, hỗ trợ kinh phí xây dựng các thiết chế văn hóa, cơ sở hạ tầng, các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động lễ hội. Tuy nhiên, khi tiến hành xã hội hóa cần phải được sự quan tâm sát sao của cơ quan QLNN về hoạt động lễ hội, tránh tình trạng buông lỏng quản lý, khoáng công việc và nhiệm vụ cho các tổ chức hay cá nhân tham gia vào hoạt động lễ hội. Các cơ quan chức năng có liên quan cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thường xuyên đối với những cá nhân, tổ chức này, tránh tình trạng thương mại hóa lễ hội và tránh những tiêu cực xấu có thể xảy ra.

Nhà nước cần có những chính sách hợp lý cho những cá nhân, tổ chức tham gia vào việc đóng góp trong công cuộc xã hội hóa. Đồng thời khi huy động các nguồn lực tài chính hay nhân lực, vật lực từ xã hội cũng cần được tiến hành thực hiện trên tinh thần tự nguyện từ cộng đồng, vì xét cho cùng các hoạt động lễ hội diễn ra nhằm phục vụ nhu cầu, nguyện vọng của người dân, công cuộc xã hội hóa là bước đệm cho người dân chủ động tinh thần tự nguyện, tinh thần trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng nơi mình sinh sống. Góp phần vào sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Lễ hội hiện nay có xu hướng biến đổi mạnh mẽ, bên cạnh lễ hội cổ truyền đang bị tác động bởi nhiều yếu tố kinh tế xã hội đương đại còn xuất hiện việc tổ chức các sự kiện, festival hiện đại...nên quản lý nhà nước về lễ hội càng khó khăn, phức tạp hơn. Hiện tượng biến tướng của lễ hội trong những năm gần đây đã tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa, xã hội. Kinh nghiệm thực tiễn ở các địa phương đã chỉ rõ vấn đề tổ chức lễ hội thành công hay không, hạn chế được những tiêu cực hay không đều phụ thuộc phần lớn ở ban tổ chức. Ban tổ chức lễ hội (và tổ chức các sự kiện) đóng một vai trò rất quan trọng, không thể thiếu được trong tổ chức lễ hội, vì thế dù là lễ hội của thôn làng cho đến lễ hội quốc gia đều cần phải có ban tổ chức. Tuy nhiên, ban tổ chức cũng cần đề cao vai trò tự quản của người dân, tôn trọng cộng đồng, thu hút được toàn dân tham gia vào việc tổ chức, quản lý lễ hội. Tránh tình trạng coi việc tổ chức lễ hội chỉ là nhiệm vụ của các cấp chính quyền hoặc nhiệm vụ của ban tổ chức mà quên mất vai trò chủ chốt của người dân địa phương.

Có thể nói cộng đồng có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị văn hóa của dân tộc. Cộng đồng chính là đối tượng chính để thực hiện tốt các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác quản lý lễ hội. Lễ hội muốn phát triển và đi đúng hướng ngoài việc dựa vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thống qua các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển văn hóa, sự quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp và trình độ, năng lực của cán bộ quản lý trực tiếp; thì vài trò của cộng đồng cũng có đóng góp rất lớn, cộng đồng chính là nơi lưu giữ, bảo tồn các giá trị của dân tộc, cộng đồng cũng chính là cái nôi, là không gian an toàn cho văn hóa phát triển... Nhiều di tích trên địa bàn hiện nay được chính quyền địa phương thành lập ra Ban quản lý, trong đó có cả những người dân có tâm, có

đức và có đóng góp trong bảo vệ di sản, những nơi này công tác bảo vệ di sản luôn được thực hiện rất tốt, các di sản đều phát huy giá trị trong đời sống. Để cộng đồng quản lý, trực tiếp tổ chức và tham gia vào hoạt động của lễ hội, đặc biệt là các lễ hội. Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước lúc này chỉ đạo định hướng cho cơ sở, cộng đồng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)