Giải pháp quản lý nhà nƣớc về lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 98 - 105)

Phƣớc

3.2.1. Hoàn thiện thể chế về lễ hội

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lễ hội. Muốn vậy:

Một là, cần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện những văn bản quy phạm pháp luật chưa phù hợp thực tiễn, còn gây nên những vướng mắc, không thống nhất khi thực thi.

Hai là, việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật để quản lý các lễ hội cần phải quan tâm đến tính đặc thù của từng địa bàn để cụ thể hóa và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với từng loại hình lễ hội. Cần xác định rõ hơn vai trò của chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong lễ hội; làm rõ nội dung quản lý nhà nước về lễ hội; xác định cụ thể hơn, rõ ràng hơn cơ chế tài chính và sự quản lý của chính quyền địa phương đối với các lễ hội; cơ chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát lễ hội bảo đảm đạt hiệu quả tốt.

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, tỉnh Bình Phước cần sớm nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, triển khai tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Đồng thời phân cấp, phân quyền rõ ràng, tăng cường vai trò trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa các cấp, đi đôi với việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của cộng đồng, chủ thể của lễ hội. Về số lượng, hình thức văn bản hướng dẫn phải khắc phục tình trạng kém hiệu quả, cần tăng cường số lượng và chất lượng các văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước. Khi

vấn đề mới phát sinh phải hướng dẫn xử lý kịp thời. Uỷ ban nhân dân tỉnh cần hoàn thiện các cơ chế, chính sách đối với ngành văn hóa, thể thao và du lịch, phù hợp với đặc thù hoạt động của ngành, tập trung vào các vấn đề: cơ chế, chính sách đối với các hoạt động giữ gìn, bảo tồn các lễ hội truyền thống; chính sách lao động cho cán bộ văn hóa; cơ chế, chính sách về khen thưởng để động viên các hoạt động của ngành; cơ chế, chính sách về xã hội hóa các hoạt động văn hóa, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực văn hóa.

Quản lý nhà nước về lễ hội phải chú trọng đến công tác xây dựng, phát triển các hoạt động văn hóa của nhân dân ở xóm, ấp. Đây chính là cách thức tạo điều kiện để mọi giới, mọi lứa tuổi đang sinh sống trên địa bàn tỉnh đều tham gia sáng tạo, sinh hoạt, thưởng thức các hoạt động văn hóa. Tỉnh cần có kế hoạch phát huy các lễ hội truyền thống và lộ trình phát triển cụ thể cho từng loại lễ hội. Các lễ hội khác nhau rất cần các hình thức và bước đi khác nhau, phù hợp với cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ tổ chức, năng lực quản trị của các chủ thể kinh tế và thiết chế văn hóa. Do đó, xác định lộ trình phát triển cụ thể cho từng loại hình lễ hội là nội dung quan trọng trong xây dựng chiến lược phát triển văn hóa.

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, các cơ quan chuyên môn cần tham mưu tốt cho lãnh đạo trong việc xây dựng và ban hành văn bản để quản lý tốt các lễ hội trên địa bàn tỉnh. Chẳng hạn, ngành VH-TT&DL tỉnh chủ động phối hợp với các ngành công an, y tế, tài chính, tài nguyên và môi trường… và UBND các huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh xây dựng các văn bản liên ngành, địa phương để quản lý, chỉ đạo tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình thực hiện có những phát sinh vướng mắc, sở VH- TT&DL đề xuất Bộ VH-TT&DL ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện cho đạt hiệu quả cao nhất.

lý cho việc tăng cường và mở rộng xã hội hóa hoạt động văn hóa. Trong đó, chú ý cơ chế chính sách đối với các hoạt động trên lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo di tích, gìn giữ bản sắc văn hóa, các hoạt động văn hóa nghệ thuật quần chúng.

Đối với cấp huyện, phòng văn hóa và thông tin có trách nhiệm tham mưu cho chính quyền địa phương quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn, khắc phục khó khăn, xây dựng kế hoạch, đề ra những biện pháp cụ thể sát với tình hình thực tế của địa phương để thực hiện có hiệu quả. Đồng thời phối hợp với các ngành ở địa phương hướng dẫn, vận động xây dựng cảnh quan môi trường nơi diễn ra lễ hội.

Ở cấp xã, công chức văn hóa xã hội có trách nhiệm tham mưu cho chính quyền địa phương làm tốt công tác quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn, đồng thời phối hợp với các ngành ở địa phương tuyên truyền vận động nhân dân ở địa phương nâng cao ý thức tích cực tham gia giữ gìn văn hóa , bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh, xây dựng nếp sống văn minh…

Hiện nay, có nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động lễ hội như: Luật Di sản văn hóa, Quy chế chế tổ chức lễ hội, nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa. Ủy ban nhân dân tỉnh cần xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội, đặc biệt là lễ hội truyền thống. Trên cơ sở quy hoạch cấp tỉnh phê duyệt, các đơn vị chủ quản tiến hành triển khai kế hoạch, hướng dẫn các địa phương thực hiện theo từng giai đoạn đã đề ra đánh giá rút kinh nghiệm. Cần có quy hoạch và quy định cụ thể, chặt chẽ về việc tổ chức lễ hội. Chú ý nội dung, quản lý tài chính, an toàn trật tự, vệ sinh môi trường...trong suốt quá trình diễn ra lễ hội.

Nội dung hoạt động của lễ hội gồm các hoạt động thuộc về phần lễ (nghi lễ, nghi thức tế, lễ) và tổ chức, quản lý các hoạt động mang tính hội (các trò chơi, trò diễn, diễn xướng dân gian và đương đại, các chương trình nghệ

thuật…) Phần lễ: đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, tổ chức nghi thức dâng hương, nghi thức và lễ rước trang trọng, thể hiện sự tôn nghiêm và kế thừa nghi lễ lịch sử, phản ánh được bản sắc văn hóa địa phương, trang trọng, tiết kiệm. Phần hội: kết hợp tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao và hiện đại, khôi phục các trò chơi trò diễn dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, giới thiệu về lịch sử của danh nhân và các nhân vật thờ tự gắn với nguồn gốc, xuất xứ của lễ hội, tăng cường giới thiệu thành tựu kinh tế xã hội, địa điểm, tour, tuyến du lịch và sản vật của địa phương cho du khách.

Vậy quản lý như thế nào để vừa đảm bảo tính thiêng của các nghi lễ cổ truyền, giữ gìn được những giá trị tốt đẹp tính trang nghiêm, thiêng liêng của lễ hội, đồng thời tránh được những biểu hiện của mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh…phải làm sao cho các hoạt động lễ hội đáp ứng được nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của người dân, vừa phải là những sinh hoạt văn hóa phong phú, hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu công chúng, vừa đảm bảo tính giáo dục, nhân văn và lành mạnh.

Trước khi tổ chức lễ hội phải xây dựng kế hoạch cụ thể, nội dung, hình thức, thời gian, quy mô tổ chức rõ ràng và được cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp phép. Để tổ chức lễ hội phải thành lập ban chỉ đạo, ban tổ chức, các thành viên phải được phân công nhiệm vụ rõ ràng, đồng thời phải xây dựng nội quy quy chế của lễ hội và phải chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương về công việc được phân công.

Quản lý tài chính của lễ hội: Gồm hoạt động chính như hoạt động tiếp nhận các khoản thu từ lễ hội và huy động các nguồn vốn xã hội hóa: tiền công đức, tiền dầu nhang, nguồn thu từ các loại dịch vụ, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội và các nguồn vốn xã hội hóa khác... Quản lý và sử dụng nguồn thu công đức đúng mục đích nhằm khai thác có hiệu quả lễ hội và bảo vệ di tích, đảm bảo sự minh bạch, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Cần

chấn chỉnh việc đặt nhiều hòm công đức, nhiều ban thờ trong di tích làm sai lệnh ý nghĩa từ tâm hướng thiện của nơi thờ tự.

Hoạt động quản lý việc sử dụng, chi tiêu, phân bổ các nguồn vốn thu được sao cho hiệu quả và không xảy ra các tiêu cực, lãng phí, không minh bạch...Trong tình hình thực tế hiện nay, tỉnh Bình Phước nên cân nhắc giao cho các công ty Quảng cáo, công ty Tổ chức sự kiện (theo kiểu giao khoán) trong việc tổ chức các lễ hội văn hóa – du lịch khi họ chưa có đủ điều kiện tổ chức, nên xem xét giao cho ngành văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức thực hiện để giúp cán bộ trong ngành có dịp thể hiện, góp phần nâng cao trách nhiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, tránh được sự lãng phí và những dị nghị, bức xúc trong dư luận xã hội.

Đảm bảo an ninh trật tự của lễ hội: các lễ hội thường là nơi thu hút rất đông nhân dân và du khách thập phương, từ nhiều nơi đến tham dự, do đó rất dễ xảy ra chen lấn, xô đẩy, mất trật tự an ninh trật tự, ùn tắc giao thông, tai nạn, dễ diễn ra các hiện tượng tiêu cực như móc túi, lừa đảo, bắt chẹt khách, nâng giá dịch vụ ...Vì vậy, quản lý và tổ chức lễ hội tốt là làm sao đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, trông coi phương tiện đi lại... Bên cạnh đó, lễ hội cũng là nơi dễ dẫn đến các vấn đề về vệ sinh, an toàn thực phẩm, rất cần tới sự phối hợp kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm…

Bảo vệ môi trường: một lễ hội được tổ chức tốt là lễ hội phát triển đi đôi với bảo vệ tốt môi trường xung quanh, giữ gìn cảnh quan sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững. Bảo vệ môi trường tốt không chỉ thể hiện trong thời gian diễn ra lễ hội (không xả rác bừa bãi, không xâm hại thiên nhiên, gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường...), mà còn được duy trì trong quá trình chung sống hài hòa với tự nhiên, giữ gìn cảnh quan môi trường, hạn chế tác động tới thiên nhiên trong quá trình tổ chức lễ hội. Tăng cường công tác đầu tư nâng cấp cơ

sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ lễ hội, đặc biệt chú trọng vấn đề vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, chú trọng việc trồng cây xanh tạo môi trường xanh, sạch, đẹp trong không gian tổ chức lễ hội. Có biện pháp ngăn ngừa tình trạng nâng giá, ép giá hàng quá cao tại lễ hội.

Mặt khác, cũng cần nhận thức sự biến đổi của lễ hội cổ truyền cũng như xuất hiện nhiều loại hình tổ chức sự kiện mới là một yếu tố khách quan trong đời sống văn hóa hiện nay. Vì thế không nên có quan điểm cứng nhắc, lấy các nguyên lý tổ chức lễ hội làm khuôn mẫu cho việc tổ chức các lễ hội, tổ chức các sự kiện như hiện tại. Đẩy mạnh nghiên cứu xu hướng biến đổi của lễ hội và tổ chức sự kiện nhằm dự báo sát với thực tiễn của tình hình lễ hội. Trong đó, cũng cần phân loại các loại hình lễ hội theo chức năng, hoặc theo quy mô lễ hội (như lễ hội cấp thôn làng, lễ hội vùng, lễ hội liên vùng, liên tỉnh). Trong thực tiễn, nhiều yếu tố tiêu cực, nhiều điểm hạn chế gây tác hại xấu đến đời sống văn hóa là việc không quản lý chặt chẽ loại hình tổ chức sự kiện mới (có nhiều người gọi là lễ hội hiện đại, lễ hội du lịch, hoặc festival). Đối với loại hình lễ hội mới, tổ chức các sự kiện, festival mới đòi hỏi phải xây dựng quy chế quản lý riêng, vừa chặt chẽ, khoa học, vừa phù hợp với thực tiễn chứ không cứng nhắc chủ quan theo ý kiến của nhà quản lý và cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực và tổ chức bộ máy quản lý lễ hội: Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa TT&DL tỉnh cần có chương trình, mở các lớp giảng dạy chuyên môn nghiệp vụ về việc tổ chức quản lý lễ hội, nhằm đào tạo các cán bộ quản lý văn hóa có trình độ và khả năng quản lý lễ hội, xử lý đúng các tình huống xảy ra trong công tác quản lý ở địa phương.

Lễ hội là một loại hình văn hóa phi vật thể, nhưng nó không thể tồn tại tách rời với các di sản vật thể là các di tích, cơ sở thờ tự, các hiện vật, đồ thờ, không gian thiêng... Các lễ hội được tổ chức thành công thường đi liền với việc trùng tu, tôn tạo, bảo vệ di tích tốt, cơ sở thờ tự khang trang, không bị

bóp méo, biến dạng, công tác quản lý hiện vật, tài sản, đồ thờ tự.

Từ thực tiễn tổ chức và quản lý lễ hội cổ truyền ở các địa phương hiện nay, có thể thấy mỗi lễ hội có một phương thức quản lý và cách thức tổ chức khác nhau tùy thuộc vào quy mô, loại hình, mục đích, địa bàn tổ chức lễ hội. Tuy nhiên để tiến tới một sự khái quát hóa, có thể kết hợp các dạng mô hình chính như sau:

Mô hình quản lý và tổ chức mang tính cộng đồng tự quản

Trong các lễ hội dạng này, vai trò tự quản của cộng đồng được hiện diện ở tất cả các khâu của tổ chức và quản lý lễ hội: trong việc lên kế hoạch, lập nội dung và tiến hành lễ hội; trong việc thực hành lễ, tổ chức các hoạt động hội; trong quản lý các nguồn thu, chi; trong việc trùng tu, tôn tạo di tích; trong bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn an ninh xã hội. Có thể nói đây là một mô hình quản lý thuần túy do cộng đồng đảm trách rất thành công với mọi hoạt động lễ hội vận hành quy củ, hiệu quả, tạo được uy tín đối với chính quyền địa phương và khách hành hương. Nhìn chung, mô hình này có những ưu điểm không thể phủ nhận như: bảo lưu rất tốt các yếu tố , các giá trị văn hóa bản sắc, ít bị mai một, pha tạp. Người dân thực sự là chủ nhân của lễ hội, có ý thức trân trọng di sản của mình. Trong các hoạt động lễ hội thường không có sự dàn dựng hay can thiệp của các nhà chuyên môn, các diễn viên chuyên nghiệp, không có sự sân khấu hóa. Ở các lễ hội dạng này cũng ít có các vấn đề nổi cộm về an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường, các tệ nạn xã hội…Tuy nhiên, mô hình này chỉ khả dụng đối với loại hình lễ hội có quy mô nhỏ hoặc vừa, mang đậm chất, có bản sắc riêng và được cộng đồng giữ gìn, bảo vệ tốt.

Mô hình kết hợp vai trò tự quản của cộng đồng với sự trợ giúp của nhà nước

đồng quyết định và thực hiện là chính, tuy nhiên, đã có sự chỉ đạo, định hướng và tham gia của các ban, ngành chính quyền và đoàn thể. Kinh phí tổ chức lễ hội cũng được nhà nước tài trợ một phần. Sự hỗ trợ của chính quyền thể hiện rõ nhất ở các khâu an ninh, trật tự với sự tham gia của các lực lượng công an, y tế… Ngoài ra, chính quyền cũng can thiệp sâu vào việc quản lý các nguồn kinh phí thu được từ lễ hội. Đây có thể xem là một mô hình điểm về phương thức quản lý di tích và tổ chức lễ hội cổ truyền hiện nay. Một tỷ lệ lớn từ nguồn thu công đức dùng để chi cho hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích, nâng cấp cơ sở hạ tầng và hỗ trợ cho các hoạt động phúc lợi xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 98 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)