Thực trạng xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 60 - 65)

Trong những năm qua, trên cơ sở quán triệt sâu sắc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương trong lĩnh vực văn hóa, cụ thể là thực hiện nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 09/6/2014 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước”; Luật Di sản văn hóa năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 và Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 08 năm 2018 của Chính phủ về “quy định và quản lý và tổ chức lễ hội”; Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về “quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, Du lịch và quảng cáo sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ… Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND Tỉnh Bình

Phước ban hành nhiều văn bản có liên quan đến công tác văn hóa nói chung và lễ hội nói riêng đảm bảo quản lý lễ hội trên địa bàn tỉnh.

Các văn bản do Tỉnh ủy Bình Phước ban hành:

Kế hoạch số 230-KH/TU ngày 26/5/2015 triển khai thực hiện Chỉ thị 41- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương “Về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội”. Chỉ thị số 26-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh;Kế hoạch số 71-KH/TU, ngày 11/7/2017 về thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Chương trình hành động số 07-CTr/TU, ngày 31/8/2016 về thực hiện Chỉ thị số 52-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất.

Các văn bản do UBND Bình Phước ban hành:

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2094/QĐ-UBND ngày 14/9/2011 về phê duyệt đề cương Quy hoạch phát triển Ngành VH-TT&DL tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; Ngày 09/8/2012 UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển Ngành VH- TT&DL tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 tại Quyết định số 1592/QĐ-UBND với các nội dung:

+ Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài. Lấy mục tiêu xây dựng gia đình, xã, phường, thôn ấp văn hóa làm nòng cốt của phong trào.

+ Đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn, bảo tàng và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; tổ chức nghiên cứu, sưu tầm,

phục dựng, bảo tồn một số lễ hội truyền thống đặc trưng, truyền dạy, phổ biến văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc X’tiêng, M’nông, Khmer. Thông qua các hoạt động văn hóa gắn với phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, giải quyết việc làm cho nhân dân.

+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cộng đồng và chất lượng các sản phẩm văn hóa, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị và nhu cầu hưởng thụ của nhân dân.

+ Về hoạt động văn học, nghệ thuật sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, có tác dụng sâu sắc trong việc xây dựng con người toàn diện.

+ Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tăng cường hợp tác và giao lưu khu vực, quốc tế về văn hóa.

Để đề án đi vào thực tiễn, UBND đã ban hành nhiều kế hoạch triển khai thực hiện như Kế hoạch số 75/KH-UBND về việc vận động “người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh (ngày 07/4/2015); Quyết định số 841/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc “phê duyệt Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Bình Phước thì có 25 di sản văn hóa phi vật thể” (ngày 10/5/2018); Kế hoạch số 260/KH-UBND về thực hiện Cuộc vận động “Người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt” gắn với thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh (ngày 07/11/2016); Quyết định số 13/2018/QĐ-UBND Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn tỉnh Bình Phước (ngày 06/3/2018); Đề án “Bảo tồn và phát triển nghệ thuật Đờn ca tài tử trên địa bàn tỉnh” (giai đoạn 2015-2020); Quy chế phối hợp liên ngành trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Bình

Phước.

Thời gian qua việc thực hiện đề án đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành của tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp, đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu đề ra của đề án. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chuyên môn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao và đạt được những kết quả đáng khích lệ như:

Bằng các nguồn lực của địa phương, nguồn lực đóng góp từ xã hội hóa, và hỗ trợ từ nguồn kinh phí của chương trình mục tiêu về văn hóa của Trung ương trong những năm qua Tỉnh Bình Phước đã xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện công tác đầu tư trùng tu, nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng các giá trị văn hóa như đầu tư tôn tạo khu du lịch văn hóa Sóc Bom Bo; Khu di tích lịch sử Tà Thiết huyện Lộc Ninh; khu du lịch văn hóa lịch Núi Bà Rá Phước Long.

Trong tiến trình bảo tồn và phục dựng lễ hội thì việc đầu tiên phải đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các công trình nghiên cứu khoa học về lễ hội, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn tổ chức và quản lý hoạt động lễ hội. Công tác duy tu bảo dưỡng các di tích phải được bảo tồn giá trị nguyên gốc với vấn đề nguyên vật liệu, công cụ trong trùng tu Di tích.

Tập trung bảo tồn có chọn lọc các giá trị văn hóa đặc sắc trong lễ hội, loại bỏ dần các yếu tố lạc hậu, không phù hợp và đề ra các biện pháp nhằm khôi phục lại những giá trị văn hóa, những nét riêng của mỗi lễ hội gắn với văn hóa của cộng đồng dân cư nơi tổ chức lễ hội. Song song với đó là quy hoạch sắp xếp các dịch vụ kinh doanh văn hóa và các hoạt động vui chơi giải trí cho hợp lý, đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân địa phương kinh doanh buôn bán tăng thêm thu nhập nhưng vẫn đảm bảo nề nếp quy củ, có biện pháp ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực gây ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa của dân tộc và ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội, kết hợp với phát triển kinh tế, du

lịch…Qua quá trình thực hiện đã cho thấy, để tạo điều kiện cho việc bảo tồn và phát huy của hoạt động lễ hội đúng định hướng, cần bổ sung để hoàn thiện quy chế lễ hội, phục hồi các nghi thức cổ truyền, khôi phục các trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc vốn có kết hợp với các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Trong thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã quan tâm chỉ đạo đã mang lại cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích hiệu quả hơn, các nghi lễ, tập tục, trò diễn xướng dân gian bị mai một, thất truyền đã được phục dựng, tái hiện.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, kết quả đạt được thì việc xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong đó có lễ hội vẫn còn tồn tại những bất cập, vướng mắc khó khăn nhất định ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của các cơ quan chuyên môn khi thực hiện nhiệm vụ như: nội dung các lễ hội chưa có sự thống nhất, còn lúng túng trong cách triển khai thực hiện; thời gian tổ chức lễ hội chưa được pháp lý hóa nên chưa thu hút nhân dân và du khách đến tham dự; kinh phí chi cho phục dựng và sưu tầm còn chưa đảm bảo, còn hạn chế…

Đề án đã tập trung vào việc nghiên cứu văn hóa (bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể) của các dân tộc, qua đó đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu. Thông qua đó, nhiều giá trị văn hóa dân gian cũng được bảo tồn, lưu giữ như lễ hội dân gian, các di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số. Kết quả nghiên cứu đã góp phần cung cấp thông tin, luận cứ khoa học giúp cho các cấp ủy đảng, chính quyền hoạch định, xây dựng các nghị quyết, chương trình, kế hoạch và chính sách về vấn đề bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh; định hình những khu vực du lịch văn hóa độc đáo, hấp dẫn để thu hút khách du lịch đến với Bình Phước.

tầm, nghiên cứu các hiện tượng văn hóa phi vật thể như ngữ văn dân gian,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)