Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 83 - 86)

Cùng với những kết quả đạt được, việc quản lý lễ hội ở Tỉnh Bình Phước cũng bộc lộ những hạn chế. Cơ bản có thể thấy như sau:

Thứ nhất, trên địa bàn toàn tỉnh có nhiều thôn, ấp vùng sâu, vùng xa, địa bàn quá rộng, dân cư phân tán, giao thông đi lại không thuận tiện, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, trình độ dân trí còn thấp. Mặt khác, do tác động của cơ chế thị trường và một số nơi cấp ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ. Kinh phí cho việc thực hiện các nhiệm vụ còn khá hạn chế; nhân sự chưa đáp ứng yêu cầu; chủ thể văn hóa chưa thật sự hiểu rõ tầm quan trọng, chưa thật sự tâm huyết với các di sản nói chung, lễ hội nói riêng,... nên việc triển khai còn nhiều hạn chế.

Không ít lễ hội do nặng về hình thức quy mô phải hoành tráng với chương trình nghệ thuật sân khấu hóa hiện đại, nặng về trình diễn nghệ thuật, đạo cụ, phô diễn tốn kém nhưng nội dung chưa đảm bảo, còn đơn điệu, ít được đầu tư từ đó giảm tính tích cực, hấp dẫn của lễ hội. Lễ hội dân gian lớn được tổ chức quy mô và cầu kỳ hơn trước nhưng cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng, đặc biệt là hình thức dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu mật độ đông của du khách, văn hóa tâm linh có xu hướng thiếu lành mạnh. Lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch có chiều hướng phát triển nhanh về số lượng và quy mô tổ chức dẫn đến sự lúng túng trong công tác chỉ đạo quản lý hướng dẫn của địa phương. Việc tổ chức lễ hội nghiêng về lợi ích kinh tế, do đó ý nghĩa văn hóa tinh thần mờ nhạt. Một số nơi tổ chức những ngày kỷ niệm của địa phương, ngày truyền thống của ngành...còn có biểu hiện phô trương, lãng phí nặng về hình thức, chưa khai thác hết tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân và vốn truyền thống văn hóa dân gian vốn có ở địa phương. Do tác động của mặt trái kinh tế thị trường đã dẫn đến nhận thức sai lệch về mục đích tổ chức lễ hội, coi di tích và lễ hội là nguồn lợi riêng của địa phương nên tập trung khai thác giá trị kinh tế, thương mại hóa các loại hình hoạt động dịch vụ, làm giảm giá trị truyền thống của lễ hội. Nếp sống văn hóa - văn minh của người phục vụ và người tham gia lễ hội còn yếu. Sự bùng nổ nhu cầu tham gia lễ hội của đông đảo nhân dân ngoài dự kiến đã dẫn đến tình trạng lộn xộn không kiểm soát được tại một số lễ hội lớn.

Thứ hai, UBND tỉnh đã có kế hoạch chi tiết cho từng lễ hội, tuy nhiên, một số lễ hội triển khai thực hiện chưa đúng kế hoạch, sự phối hợp và trách nhiệm chưa cao. Một số địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện chưa tốt việc quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương và địa phương về công tác tổ chức việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội. Hoạt động tuyên truyền về lễ hội có lúc chưa kịp thời còn chậm, chưa thường xuyên liên tục

nên chưa thu hút đông du khách đến tham dự. Hiện nay, các hình thức tuyên truyền ở lễ hội còn đơn điệu, chưa hấp dẫn du khách, chưa giúp họ hiểu về các giá trị lịch sử văn hóa của di tích. Mặc dù Sở VHTT&DL đã xây dựng và triển khai thực hiện được nhiều đề án để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong đó có hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh (cụ thể như Khu di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam Tà Thiết – huyện Lộc Ninh; Khu bảo tồn văn hóa Dân tộc X’tiêng Sóc Bom Bo – huyện Bù Đăng). Tuy nhiên các đề án này khi được tiến hành triển khai thực hiện chỉ dừng lại ở bước sưu tầm, hoặc phục dựng lại được các lễ hội lâu đời đã thất truyền chỉ một lần rồi cũng giao lại việc tổ chức lễ hội này cho địa phương quản lý nên hiệu quả nghiên cứu khoa học chỉ mới dừng lại ở góc độ bảo tồn chứ chưa thực sự phát huy liên tục và lâu dài những lễ hội cổ truyền này. Những tác động ảnh hưởng đến di sản văn hóa phi vật thể là sự biến đổi về xã hội tác động, ảnh hưởng đến sự tồn tại của nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể như các lễ hội cồng chiêng, trò chơi dân gian...

Thứ ba, trong những năm gần đây, việc chấn chỉnh các hoạt động lễ hội, tăng cường công tác quản lý lễ hội luôn được quan tâm. Tuy nhiên, vẫn chưa thể giải quyết triệt để tình trạng tiêu cực xảy ra trong các lễ hội. Một số lễ hội còn có biểu hiện lãng phí. Còn xuất hiện hiện tượng bói toán, lên đồng, cờ bạc, thương mại hóa trong hoạt động dịch vụ lễ hội, tệ nạn bán hàng rong, bán sách ngoài luồng, xem tướng số, tử vi, lôi kéo khách hành hương, nâng giá trị dịch vụ, đặt tiền công đức, tệ nạn ăn xin, ăn mày... làm giảm đi tính tôn nghiêm và những nét đẹp văn hóa trong hoạt động lễ hội. Những hiện tượng tiêu cực, hạn chế trong công tác quản lý của các cấp lãnh đạo, ban ngành chuyên môn cũng như các lực lượng liên quan, thể hiện công tác thanh tra, kiểm tra chưa chặt chẽ, triệt để, các chế tài chưa đủ sức răn đe. Công tác thanh kiểm tra chỉ tập trung từng thời điểm chưa thường xuyên, việc phối hợp

giữa các ban ngành chưa đồng bộ chưa kịp thời để chấn chỉnh những sai phạm. Một số cơ quan đơn vị phối hợp trong tổ chức và quản lý lễ hội chưa nhịp nhàng và còn bất cập. Một số lễ hội ban tổ chức chưa thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, sự phối hợp với các ngành để giải quyết kịp thời những phát sinh và chấn chỉnh vi phạm trong lễ hội. Vấn đề thương mại hóa vẫn còn xảy ra trong các lễ hội như nhiều người lợi dụng việc tổ chức lễ hội để thu lợi nhuận bằng cách kinh doanh các loại hình dịch vụ ăn theo lễ hội ăn, nghỉ, bán hàng lưu niệm, giữ xe với giá cao. Vấn đề thương mại hóa hầu hết xảy ra ở các lễ hội, ở nhiều quy mô khác nhau, và mức độ khác nhau. Công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân tham gia vào các lễ hội vẫn chưa thực sự hiệu quả, chưa nâng cao được ý thức của người dân trong việc giữ gìn an ninh trật tự, vẫn còn nhiều vụ việc gây mất trật tự nơi diễn ra lễ hội, vẫn còn tình trạng xã rác bừa bãi thiếu ý thức trong việc đảm bảo môi trường cảnh quan xanh tươi và sạch đẹp, vẫn còn tình trạng chèo kéo, o ép giá ở những cơ sở dịch vụ phục vụ trong hoạt động lễ hội…

Hoạt động lễ hội hiện nay có xu hướng trọng lễ hơn trọng hội người đi lễ hội chủ yếu là nhằm việc cầu cúng, lễ bái, cầu phúc cầu tài, đồ đi lễ nhiều, cồng kềnh. Vẫn có tình trạng một vài lễ hội kéo dài, vượt quá thời gian cho phép của chính quyền địa phương gây bức xúc và phản cảm trong dư luận và xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)