Các yếu tố ảnh hưởng quản lý nhà nướcvề lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 42 - 45)

Yếu tố kinh tế: Điều kiện phát triển kinh tế là yếu tố quan trọng tác động tới quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội. Khi kinh tế phát triển ổn định, cùng với chính sách thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và du khách tham gia, đóng góp vào các hoạt động lễ hội.

Lễ hội còn là cơ hội để địa phương, cộng đồng quảng bá, giới thiệu hình ảnh, những đặc trưng riêng có của địa phương, cộng đồng. Vì vậy, sự ổn định về chính trị, sự phát triển vững chắc về kinh tế là điều kiện cần thiết giúp cho địa phương, cộng đồng trong việc bảo tồn, phát triển lễ hội, tổ chức các hoạt động lễ hội.

Yếu tố văn hóa – xã hội: Văn hóa Việt Nam đã có sự khuếch tán, ảnh hưởng tới các khu vực, văn hóa Việt có những nét đặc trưng riêng. Cùng với các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, các thể loại thuộc nghệ thuật biểu diễn dân gian cũng khá đa dạng và mang sắc thái vùng đậm nét, như: múa rối, hát chèo, hát quan họ, hát xoan, hát chầu văn, hát trống quân…

Yếu tố chính trị và quản lý: Yếu tố chính trị của Đảng và quản lý của Nhà nước là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động Quản lý nhà nước nói chung và Quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội của từng địa phương nói riêng. Trên cơ sở quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước hoạch định, ban hành thể chế và chính sách cho phù hợp. Những thể chế và chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương có tác dụng thúc đẩy, tạo điều kiện để lễ hội nói chung, lễ hội nói riêng được bảo tồn và phát huy giá trị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Cấp trung ương là cấp ban hành, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lễ hội. Các văn bản quy phạm pháp luật này phải giữ nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và dân chủ hóa công tác quản lý.

Cấp tỉnh là cấp tổ chức thực hiện, tham mưu với cấp trên các vấn đề về Quản lý nhà nước đối với lễ hội. Đồng thời, tại địa phương, khi văn bản pháp luật đi vào đời sống sẽ bộc lộ ưu điểm, hạn chế, do đó, địa phương cần tham mưu với cấp trên sửa đổi để hoàn thiện.

Việc xây dựng quy hoạch chiến lược, kế hoạch nghiên cứu cụ thể là việc làm cần thiết và cấp bách. Duy trì và phát huy văn hóa nói chung và các hoạt động lễ hội nói riêng là nhiệm vụ quan trọng của toàn xã hội trong sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam.

Yếu tố năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn: Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý thể hiện ở cách thức điều hành; thích ứng nhanh với điều kiện môi trường thay đổi để đưa ra biện pháp chính sách phù hợp. Đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực sẽ luôn quan tâm tạo điều kiện, môi trường làm việc để nhân viên tham gia thực hiện mục tiêu của tổ chức một cách đầy đủ nhất; phân công phối hợp công việc, gắn kết sức mạnh giữa các

phòng, ban, các cá nhân trong tổ chức, tạo điều kiện để đạt hiệu quả công việc cao nhất.

Hoạt động tổ chức lễ hội phải dựa trên hai yếu tố cơ bản là di tích và hoạt động lễ hội. Đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn về hoạt động lễ hội bao gồm cán bộ quản lý di tích và cán bộ tổ chức hoạt động lễ hội.

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý di tích đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, chuyên tâm nghiên cứu để lĩnh hội những kiến thức đã và đang được giới chuyên môn trong và ngoài nước đúc kết, trên cơ sở đó, áp dụng một cách sáng tạo, thúc đẩy khoa học bảo tồn bảo tàng ở Việt Nam.

Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác thực thi Quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội thì phẩm chất cần có là phải phân biệt rõ ràng việc công và việc tư khi tham gia lễ hội.

Trong quản lý và tổ chức các hoạt động lễ hội, có thể coi các nhà tổ chức lễ hội là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của lễ hội. Họ là người chịu trách nhiệm chính trong việc huy động, kết nối, tổ chức và điều hành các nguồn lực để tạo ra một sản phẩm lễ hội.

Yếu tố nguồn lực tài chính và vật chất: Quản lý nhà nước về lễ hội đòi hỏi phải có các nguồn lực để thực hiện. Hiện nay, thu hút nguồn lực tài chính và vật chất cho hoạt động lễ hội từ xã hội hóa nguồn lực đang là hình thức phổ biến, góp phần đa dạng hóa chủ thể tham gia tổ chức thực hiện hoạt động lễ hội theo sự hướng dẫn, quản lý chung của cơ quan chức năng. Hình thức này vừa khơi dậy sức dân, vừa làm cho hoạt động lễ hội có sự tham gia chủ động, sáng tạo của nhân dân, tạo nên tính hấp dẫn của lễ hội, đồng thời tiết kiệm chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, hình thức này hiện nay có lúc, có nơi bị xem nhẹ, lợi dụng, dẫn đến làm giảm sức hút của hoạt động lễ hội.

Yếu tố văn hóa, lịch sử, tập quán: Quản lý nhà nước luôn mang tính kế thừa và chịu sự tác động của các yếu tố xã hội như văn hóa, lịch sử, tập quán,

thói quen,… Ví dụ, tâm lý làng xã, dòng họ trên thực tế thường có sự chi phối, ảnh hưởng nhất định đối với công tác cán bộ, thậm chí trong những trường hợp cụ thể còn triệt tiêu vai trò kiểm soát của cơ quan chức năng, hoặc cơ chế tập trung quan liêu vẫn còn để lại nhiều dấu ấn trong nếp nghĩ, phong cách, lề lối làm việc của không ít cán bộ, công chức, viên chức... Sự tác động của các yếu tố này luôn bao hàm cả hai khả năng tích cực và tiêu cực. Vấn đề đặt ra là phải biết kế thừa, vận dụng, phát huy các yếu tố tích cực, nhất là các giá trị văn hóa, đã được kết tinh qua nhiều thời kỳ và hạn chế những yếu tố tiêu cực, lạc hậu làm cản trở quá trình hiện đại hóa nền hành chính nhà nước.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và quá trình hội nhập quốc tế: Sự phát triển của khoa học, công nghệ và quá trình hội nhập quốc tế đang tạo ra những thay đổi trong tư duy và phương pháp tổ chức quản lý trên quy mô toàn xã hội. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong quản lý hành chính giúp thu hẹp khoảng cách không gian, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực tế và nhờ vậy trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành (ví dụ: ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng tiêu chuẩn ISO… trong hoạt động quản lý nhà nước lễ hội ở tất cả các cấp chính quyền).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)