Tổng quan về lễ hội tỉnh Bình Phƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 53 - 60)

Bình Phước là một tỉnh có nhiều thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống, đa dạng văn hóa vùng miền, phong phú về danh thắng, di tích và có nhiều lễ hội đặc sắc. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 73 lễ hội được tổ chức thường xuyên định kỳ tại các địa bàn huyện, thị, xã. Trong đó, có 12 lễ hội cấp tỉnh, 19 lễ hội cấp huyện, 42 lễ hội cấp xã quản lý; với 42 loại hình lễ hội dân gian, 11 lễ hội lịch sử cách mạng, 01 lễ hội ngành nghề, 15 lễ hội tôn giáo và 06 lễ hội văn hóa du lịch. Toàn tỉnh hiện có 07 thiết chế văn hóa cấp tỉnh; 11/11 huyện, thị xã, thành phố có 01 trung tâm văn hóa, thể thao tỉnh; 07 nhà thiếu nhi; 01 trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi; 08 thư viện; 111/111 xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa - thể thao, trong đó có 46 trung tâm văn hóa - thể thao đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 851/861 thôn, ấp có nhà văn hóa, trong đó có 372 nhà văn hóa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Các thiết chế văn hóa nêu trên là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, tuyên truyền, cổ động nhân dịp các ngày lễ lớn của dân tộc, các sự kiện trọng đại của đất nước và phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội của địa phương. Đồng thời là điểm sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí của nhân dân trong tỉnh.

Nhiều lễ hội phù hợp với thuần phong mỹ tục của người dân địa phương đã phát huy được giá trị văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ về mặt đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Nổi bật có một số lễ hội gắn với các di tích tiêu biểu thu hút đông đảo khách thập phương đến thăm quan tìm hiểu như di tích Đình thần Hưng Long tọa lạc tại thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành với lịch sử hơn 150 năm hình thành và phát triển, đánh dấu thời kỳ

“khai sơn phá thạch” của người Kinh trên đất Bình Phước. Hằng năm, tại Đình diễn ra 4 lễ hội chính là lễ Khai sơn, lễ Kỳ yên, lễ Cầu bông và lễ đưa Thần, đây là những lễ hội tín ngưỡng dân gian mang đặc trưng của lễ hội người Kinh ở vùng đất Nam bộ, Lễ hội thu hút hàng ngàn lượt người đến tham dự. Di tích chùa Sóc Lớn, tọa lạc tại xã Lộc khánh, huyện Lộc Ninh, đây là ngôi chùa có thời gian xây dựng lâu đời nhất ở Bình Phước. Tại Chùa tổ chức nhiều lễ hội như lễ Phật đản, lễ Đolta, lễ Dâng y Katina, lễ tết Chol Chnăm Thmây đáp ứng nhu cầu về tôn giáo, tín ngưỡng văn hóa của đồng bào Khơmer nói riêng và người dân Bình Phước nói chung. Lễ hội miếu Bà Rá là một lễ hội tín ngưỡng dân gian, đây là nơi thờ cúng tín ngưỡng của nhân dân, đồng thời là chứng tích về sự xâm lược của thực dân Pháp trên vùng đất Phước Long. Hằng năm, từ ngày mùng 1 đến mùng 4 tháng 3 Âm lịch tổ chức các lễ thay y phục, tắm tượng Bà, lễ rước Bà về, lễ tế Bà, lễ tạ Bà thu hút hàng ngàn khách thập phương trong và ngoài tỉnh về đây để tôn vinh, ngưỡng vọng phúc thần Bà Rá, cầu Quốc thái dân an và dâng hương tri ân các anh hùng liệt sỹ và đồng bào tử nạn qua các thời kỳ tại Nhà tù Bà Rá. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh, vào dịp các ngày lễ lớn của đất nước, các tầng lớp nhân dân, nhất là các em học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên tổ chức đến các di tích cách mạng như mộ tập thể 3000 người ở Bình Long, Chốt chặn Tàu Ô Xóm ruộng, Căn cứ Quân ủy - Bộ chỉ huy Miền (Căn cứ Tà Thiết)… để nghe các nhân chứng lịch sử, hướng dẫn viên kể về quá khứ hào hùng của quân dân Bình Phước, hương khói cho những anh hùng liệt sỹ, những người dân đã khuất do bom đạn kẻ thù. Trong đó có một số lễ hội tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Bình Phước như: Lễ hội của người X’tiêng nhánh Bù Đek; người Khơme, một số dân tộc khác sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Phước như: Lễ hội Mừng lúa mới; Lễ hội cúng trừ tà ma; Lễ hội Phá Bàu; Lễ cầu mưa; Lễ hội đâm trâu mừng lúa mới; Tết Chol Chnăm Thmây.

Một số lễ hội tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc

Từ thời xa xưa thì vùng đất hoang sơ Bình Phước là nơi cư trú chủ yếu của đồng bào X’Tiêng với nét văn hóa riêng đặc sắc và nhiều lễ hội theo thời gian cũng bị mai một, biến đổi nhưng đã được Nhà nước quan tâm đầu tư phục dựng lại. Ngoài ra còn nhiều các dân tộc ít người khác như khơ me, Tày Nùng, Hoa, Kinh...và là vùng đất đón nhiều đồng bào dân tộc cũng như người dân di cư trong mọi vùng miền của đất nước tề tụ về đây phát triển kinh tế cùng sinh sống....cũng đã tạo nên bức tranh nhiều màu sắc văn hóa đặc sắc, phong phú về các loại hình lễ hội.

Lễ hội của người X’tiêng nhánh Bù Đek Theo GS.TS Kiều Thu Hoạch cho rằng “Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian mang tính tổng hợp, có tính chu kỳ và tính phong tục của một cộng đồng người, vốn đã phát sinh từ thời nguyên thủy xa xưa và phát triển trong suốt diễn trình lịch sử nhân loại cho đến ngày nay”. Lễ hội của người X’tiêng nhánh Bù Đek nói chung, ở Lộc Ninh Bình Phước nói riêng hết sức đa dạng, phong phú, vừa mang những đặc trưng của lễ hội người X’tiêng nói chung, vừa mang đặc trưng của sự giao lưu tiếp xúc và tiếp biến văn hóa với các cư dân nơi địa bàn mà họ cư trú, chủ yếu là với người Khmer. Theo khảo sát của dự án “Tổng điều tra di sản văn hóa của người X’tiêng ở Bình Phước”, người X’tiêng Bù Đek ở Lộc Ninh có các lễ hội như sau:

+ Lễ hội Mừng lúa mới: Đây là lễ hội khá phổ biến ở các cộng đồng cư dân sinh sống ở vùng Nam trường sơn Tây Nguyên. Ở Bình Phước, các dân tộc như: Xtiêng, Mnông, Khmer, Mạ… đều có lễ hội này. Lễ hội thường được tổ chức vào dịp cuối năm – khoảng tháng 12 dương lịch, sau khi đồng bào kết thúc hoạt động thu hoạch mùa vụ và tiến hành đưa lúa về nhà.

Cũng như người X’tiêng Bù Đek, người X’tiêng ở Lộc Ninh tổ chức lễ hội Mừng lúa mới ở hai quy mô khác nhau. Đó là quy mô gia đình và quy mô

cộng đồng. Dù ở quy mô nào thì có những năm họ tổ chức đơn giản, nhưng có những năm họ tổ chức long trọng, đặc biệt là những năm được mùa và những năm họ thực hiện những lời hứa với thần linh.

Sau khi lễ cúng kết thúc, các lễ vật được người dân chế biến và sử dụng tại chỗ để giao lưu, uống rượu mừng. Lễ hội mừng lúa mới được họ xem là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội của họ, xem như là ngày tết của cộng đồng.

+ Lễ hội cúng trừ tà ma (nhiều người quen gọi là lễ Bà Bóng – tên của người chủ lễ là bà bóng): Lễ hội được tiến hành ở hai quy mô là gia đình và cộng đồng. Mỗi khi trong gia đình hoặc trong sóc có người bị bệnh, hoặc sóc gặp cơn dịch bệnh thì người Xtiêng sẽ tổ chức lễ cúng trừ tà ma để cầu xin thần linh mang lại bình yên cho dân làng.

Lễ này kéo dài trong thời gian hai ngày, ngoài các nghi lễ còn có các hoạt động giao lưu giữa gia đình và cộng đồng, họ cùng vui chơi và ăn mừng kết thúc lễ hội.

+ Lễ hội Phá Bàu:

Đây là một lễ hội hết sức độc đáo chỉ có ở cộng đồng cư dân X’tiêng nhánh Bù Đek. Người X’tiêng nhánh Bù Đek cư trú ở vùng trũng thấp, thường có các bàu nước tự nhiên gần khu vực cư trú của họ. Theo tập quán của cư dân này, cá trong bàu nước là tài sản chung của cả cộng đồng, khi chưa được phép của dân làng, không ai tự ý đánh bắt khai thác thủy sản trong bàu nước. Đến khoảng tháng giêng, tháng 2 hằng năm, khi cá trong bàu nước đã đủ lớn, lượng nước đã cạn là đến lúc phù hợp để tiến hành khai thác thủy sản trong bàu.Tuy nhiên, không chỉ khai thác thủy sản đơn thuần, người X’tiêng tiến hành đánh bắt khai thác thủy sản trong bàu bằng việc tổ chức một lễ hội rất quy mô, giàu bản sắc.

Đến ngày đi lễ hội, già làng cùng các cư dân tập trung tại khu vực bàu nước, tiến hành các công tác chuẩn bị, chờ cho đến khi các cư dân trong sóc

và khách mời đã đến đông đủ thì già làng bắt đầu tổ chức lễ hội. Lễ hội bắt đầu bằng nghi lễ cúng thần linh, cồng chiêng và những người trong đội múa sẽ biểu diễn quanh bàu nước ba vòng, sau đó già làng cúng xin thần linh cho phép dân làng được bắt cá trong bàu. Lễ vật cúng thường gồm có một con gà và một ché rượu cần. Sau khi lễ cúng hoàn tất, già làng hô khẩu hiệu và tất cả dân làng bắt đầu xuống bàu bắt cá. Những người bắt được những con cá to đầu tiên được coi là người may mắn và có phước, họ sẽ không sử dụng mà dành con cá đó để dâng cho già làng.

Có thể nói, lễ hội Phá bàu là lễ hội có quy mô lớn trong khu vực, thu hút rất đông người tham dự, với thời gian kéo dài khoảng hơn một tháng. Ngoài các ý nghĩa văn hóa và nhân văn chung mà bất cứ lễ hội nào cũng có, lễ hội Phá bàu còn thể hiện cách ứng xử của người dân với môi trường tự nhiên, sự ứng xử linh hoạt và độc đáo, biến một hoạt động sản xuất thành một hoạt động văn hóa, tâm linh. Qua đó, tạo điều kiện để con người hòa vào thiên nhiên, xóa dần khoảng cách và xích lại gần nhau, gắn kết với nhau hơn.

+ Lễ hội cầu mưa:

Lễ hội cầu mưa là lễ hội có từ lâu đời của người X’tiêng, đây là lễ hội phổ biến ở các cộng đồng cư dân vùng nông nghiệp, đặc biệt là các cư dân vùng Đông Nam Á như: Lào, Campuchia, Việt Nam đều có lễ hội này. Tùy theo tập quán của mỗi cộng đồng cư dân mà họ có cách tổ chức khác nhau.

Lễ hội được tổ chức vào trước hoặc sau khi gieo hạt, quy mô tổ chức chủ yếu là theo từng sóc (bản). Khi thời tiết của năm nào đó đã đến mùa gieo hạt mà theo kinh nghiệm dân gian, người X’tiêng nhận biết rằng sẽ còn lâu mới có mưa (nhìn thấy con gà rừng còn làm tổ và đẻ trứng ở dưới đất), hoặc không an tâm vì gieo hạt mà trời không có dấu hiệu mưa thì họ phải làm Lễ cầu mưa để xin ông trời cho mưa xuống. Vật dụng đặc trưng và không thể thiếu của Lễ hội là Cây nêu, cồng chiêng và các loại nhạc cụ. Lễ vật để dâng cúng bao

gồm: Máu gà, máu heo; gan gà, gan heo; rượu cần, cơm ống, canh bồi, canh thụt… Lễ hội do già làng của sóc thực hiện nghi lễ cúng, thời gian diễn ra thường khoảng một ngày.

Lễ hội cầu mưa được tổ chức với mục đích: trước là tri ân các vị thần như: Bra Aân - Bra Trốk (Thần trời), Bra ter (Thần đất), Bra va (Thần lúa)… và rất nhiều các vị thần khác đã cho những cơn mưa để gieo trồng ở các vụ mùa trước, sau là cầu xin các vị thần ban cho thần dân X’tiêng và muôn loài những cơn mưa đúng thời điểm – mùa vụ để con người có nước sinh hoạt, gieo trồng…

Lễ hội cầu mưa là một lễ hội tín ngưỡng phồn thực, cầu mong cho mưa thuận gió hoà, để vạn vật được sinh sôi nẩy nở. Lễ cầu mưa là lễ hội rất quan trọng, do đó công việc chuẩn bị phải chu đáo. Các vị Già làng và chủ làng ấn định thời gian hành lễ, sau đó họp cả bon để phân công công việc cụ thể. Trai tráng và một số nghệ nhân làm cột cây nêu và những công việc nặng nhọc khác. Phụ nữ chuẩn bị củi, nước, gạo nếp, ống nứa để nấu cơm lam, một ché rượu cần để cúng lễ.

+ Lễ hội đâm trâu mừng lúa mới:

Đây là lễ hội cổ truyền, có từ lâu đời, diễn ra hằng năm vào thời điểm thu hoạch mùa màng xong (tháng 10-12 âm lịch). Lễ đâm trâu được tổ chức mừng chiến thắng, khánh thành nhà rông, làm lễ cầu an, lễ phá điềm xấu, điểm gở cho cả buôn làng. Cũng có khi đồng bào tổ chức lễ hội đâm trâu là để mừng chiến thắng, hoặc nhân dịp tết cổ truyền, thoát khỏi hoạn nạn…), lễ hội vừa mang đậm chất sử thi như các dân tộc ở phía Nam dãy Trường Sơn vừa mang dấu ấn riêng “tục quay đầu trâu” của đồng bào X’tiêng Bình Phước.

Lễ hội đâm trâu, cũng có khi chỉ có 01 gia đình đứng ra tổ chức để tạ ơn thần linh nhưng tham gia vào lễ hội là cộng đồng. Lễ hội đâm trâu mừng được mùa là một sinh hoạt văn hóa nổi bật nhất, mang tính tổng hợp cao, có nhiều

loại hình nghệ thuật dân gian được huy động vào lễ hội. Nghi thức đâm trâu hiến tế cho thần linh được tổ chức trước sân nhà rông họặc nơi hội họp của làng. Cây nêu dựng trước sân là biểu tượng chính của lễ hội, cây nêu làm bằng tre được trang trí những hoa văn, những hình tượng chim thú biểu trưng của đồng bào dân tộc, khi muốn tổ chức lễ hội đâm trâu, gia chủ phải thông báo nội dung ăn mừng với già làng trước vài ba hôm để già làng xin phép thần linh. Cùng thời điểm này, gia chủ tiến hành thủ tục đi mời bà con trong sóc đến dự lễ. Trong ngày diễn ra lễ, gia chủ tiến hành trồng cây nêu, chọn vật tế thần là con trâu (tắm trâu sạch sẽ, rồi đem buộc vào cây nêu ở giữa sân chờ khách đến). Phụ nữ giã gạo nấu cháo, nam giới sửa soạn cồng chiêng, rượu cần. Cả khách và chủ đều chuẩn bị nhiều ống lồ ô để uống rượu cần. Già làng, gia chủ, khách ngồi quây quần bên hũ rượu tâm tình, ca hát, kể cho nhau nghe những chuyện đã qua… Lễ hội tưng bừng kéo dài suốt đêm cho đến khi mặt trời ngày hôm sau mọc lên.

+ Tết Chol Chnăm Thmây

Chol Chnăm Thmây là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer, diễn ra vào khoảng trung tuần tháng Tư (14/3 âm lịch) hằng năm tại các chùa, các phun soc.

Lễ Chol Chnăm Thmay cũng là những ngày Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Sri Lanka. Ngoài tôn giáo chính là Phật giáo, người Khmer còn tin rằng mỗi năm có một vị thần trên trời (Têvôđa) được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới. Những ngày này trở thành, lễ hội của cả cộng đồng. Tổ chức nhiều trò vui như đốt đèn trời, đốt ông lói, đánh quay lửa... Các cụ già kể cổ tích, thần thoại, chuyện cũ cho con cháu nghe.

Có thể thấy rõ sự phát triển nhanh của điều kiện xã hội đã có những tác động làm cho việc bảo tồn lễ hội chịu những tác động lớn làm ảnh hưởng đến

sự tồn tại của loại hình di sản này.

Khoa học kỹ thuật phát triển đã làm thay đổi tư duy của người X’tiêng, người Khơme, một số dân tộc khác sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ đó dẫn đến việc biến đổi trong lễ hội. Trước đây, họ làm kinh tế chủ yếu dựa vào tự nhiên và thiên nhiên là chính. Các yếu tố ảnh hưởng đến họ như hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh họ đều cho rằng là do đấng thần linh gây ra. Do đó, họ phải tiến hành các lễ hội để cúng thần linh nhằm cầu xin thần linh ban cho người dân những điều tốt lành. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật đã phát triển, người dân đã hiểu rằng những quan niệm trước đây là không có thực, từ đó họ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)