hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản số 458/BVHTTDL- VHDT về việc hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phục dựng lễ hội các dân tộc thiểu số thuộc Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa năm 2020. Theo đó, từ nay đến cuối năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ phục dựng, bảo tồn một loạt lễ hội truyền thống của các dân tộc. Trên cơ sở thẩm định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh tiếp thu, tổ chức bảo tồn, phục dựng lễ hội, trong đó chú trọng phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; lồng ghép đưa các yếu tố văn hóa mới, tiến bộ, nhằm tăng cường giao lưu quảng bá, góp phần thúc đẩy phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, loại bỏ yếu tố lạc hậu, hủ tục không phù hợp trong đời sống cộng đồng. Các lễ hội cần diễn ra một cách dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh hoạt văn hóa cộng đồng, do đồng bào chủ động tham gia và thụ hưởng; chú ý phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, những người có uy tín, các nghệ nhân văn nghệ dân gian tham gia vào hoạt động của lễ hội.
Do mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường đang có chiều hướng tác động mạnh mẽ, làm cho không gian văn hoá và lễ hội có phần biến đổi, bản sắc văn hóa có chiều hướng bị mai một. Việc bảo tồn, khai thác và phát triển các lễ hội, phát huy giá trị lịch sử, góp phần ngăn chặn nguy cơ xuống cấp các di tích văn hoá là vấn đề quan trọng và cấp bách, không chỉ có ý nghĩa về mặt văn hóa mà trước hết đó là nhiệm vụ chính trị để củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc. Mặt khác, trong điều kiện mở cửa hội nhập, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa còn là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Nội dung nghiên cứu bao gồm nguồn gốc hình thành lễ hội, các nghi lễ, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, các giá trị văn hóa, giá trị lịch sử của hoạt động lễ hội, di tích gắn với lễ hội. Tập trung vào việc nghiên cứu văn hóa (bao gồm văn hóa
vật thể và văn hóa phi vật thể) của các dân tộc, qua đó đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu. Các hình thức sưu tầm như: sưu tầm trực tiếp, sưu tầm kết hợp với các hoạt động chuyên môn, xây dựng mạng lưới cộng tác viên, vận động nhân dân sưu tầm, tiếp nhận các hiện vật hoặc các kết quả nghiên cứu đã có trước từ các tổ chức cá nhân. Việc phục hồi phục dựng hoạt động lễ hội phải tuân thủ nguyên tắc và tiêu chí khoa học với quan điểm xác định hoạt động lễ hội là di sản văn hóa. Căn cứ định hướng của chính phủ, tỉnh Bình Phước phải xây dựng kế hoạch nghiên cứu phục vụ bảo tồn, phát huy lễ hội.
Để bảo tồn và phát huy giá trị của các lễ hội thì cần phải lựa chọn một số lễ hội tiêu biểu để phát triển thành sản phẩm du lịch văn hóa của địa phương. Đây cũng chính là vừa phát huy giá trị văn hóa vừa mang lại lợi kinh tế cho cộng đồng theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, cần:
Khai thác nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, đóng góp cho việc giữ gìn di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể liên quan đến lễ hội; khuyến khích sự sáng tạo của nhân dân trong các hoạt động văn hóa lễ hội.
Khuyến khích các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nhất là kiều bào ta ở nước ngoài đầu tư tôn tạo các di tích và tham gia hoạt động tổ chức lễ hội để hướng đồng bào về với nguồn cội, tổ tiên. Sử dụng nguồn thu từ lễ hội đúng mục đích, phục vụ tốt công tác bảo tồn di tích và hoạt động lễ hội.
Cần chú ý bảo tồn có chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc trong lễ hội, loại bỏ dần các yếu tố lạc hậu, xây dựng thêm các tiêu chí văn hóa mới phù hợp. Tiến hành rà soát phân loại lễ hội, tăng cường công tác quản lý, nghiên cứu để việc tổ chức lễ hội, ngày càng khoa học, có ý nghĩa. Phục hồi những trò chơi dân gian truyền thống, coi trọng tính đặc thù, độc đáo của mỗi loại hình lễ hội, tránh cào bằng đồng loạt dẫn đến sự nhàm chán
trong hoạt động và sinh hoạt lễ hội. Khôi phục, giữ lại nét riêng của mỗi lễ hội, gắn với truyền thống của mỗi vùng, miền.