Định hướng của tỉnh BìnhPhước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 94 - 98)

Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã chỉ ra rằng, cần nhận thức đầy đủ và thực hiện có hiệu quả mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trước mắt cần:

Tập trung triển khai Chương trình xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, thiết thực; giáo dục, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới,

phòng, chống bạo lực gia đình; gắn phát triển văn hóa với xây dựng nông thôn mới. Phát động phong trào người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt.

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với phong tục, tập quán tốt đẹp trong từng gia đình, từng khu dân cư, cơ quan, đơn vị, trường học...Tiến tới xây dựng bộ quy tắc ứng xử chung để mọi hành vi của mỗi công dân đều được điều chỉnh tích cực; trước hết là xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước, trong doanh nghiệp với ý thức thượng tôn pháp luật, giữ gìn chữ tín.

Tập trung đầu tư hoàn chỉnh các thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở; đẩy mạnh phát triển thể thao quần chúng rộng khắp; nâng cao chất lượng thể thao thành tích cao. Xây dựng Công viên văn hóa tỉnh; xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao ở các khu công nghiệp để phục vụ công nhân. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao.

Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ ngành du lịch; tạo các sản phẩm du lịch độc đáo riêng có của tỉnh; kết hợp du lịch về nguồn với du lịch tâm linh, du lịch sinh thái; kết nối các sản phẩm du lịch trong tỉnh với các vùng lân cận tạo thành tua du lịch thu hút du khách.

Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, xây dựng khu du lịch sinh thái Bù Gia Mập; khu du lịch tâm linh Bà Rá, khu di tích lịch sử và du lịch sinh thái căn cứ Bộ chỉ huy miền - Tà Thiết, khu bảo tồn văn hóa dân tộc S,tiêng Sóc Bom Bo. Có chính sách thu hút đầu tư đặc thù vào lĩnh vực du lịch; ưu tiên những dự án có tính khả thi cao. Thực hiện xã hội hóa trong đầu tư và khai thác các sản phẩm du lịch; nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện vai trò quản lý, hỗ trợ quảng bá sản phẩm du lịch.

Nâng cao chất lượng toàn diện của việc xây dựng đời sống văn hóa và môi trường văn hóa thông qua đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và cuộc

vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Đẩy mạnh việc xây dựng môi trường văn hóa trong tổ chức Đảng và cơ quan nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội, trong các doanh nghiệp, trong gia đình và trong cộng đồng dân cư. Xây dựng nếp sống văn minh trong xã hội, nhất là nơi công cộng.

Chính quyền địa phương chỉ đạo các ngành, các ban quản lý di tích, ban tổ chức lễ hội tăng cường sự phối hợp, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý lễ hội ở địa phương. Cần đặc biệt quan tâm thực hiện có hiệu quả các chỉ thị của Bộ chính trị, Nghị định và quy chế thực hiện nếp sống văn minh của Chính phủ, quy chế tổ chức lễ hội của Bộ VH-TT&DL và các văn bản có liên quan; kịp thời uốn nắn xử lý những sai phạm, làm cho lễ hội ngày càng văn minh góp phần vào sự phát triển kinh tế - văn hóa của địa phương.

Mở rộng và phát triển các dịch vụ văn hóa, gắn kết chặt chẽ văn hóa với nhiệm vụ phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên văn hóa một cách hợp lý để phát triển dịch vụ du lịch. Đa dạng hóa các ngành nghề sáng tạo và sản xuất các sản phẩm văn hóa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập.

Đảm bảo tự do và dân chủ trong hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật, báo chí xuất bản, phát huy vai trò tích cực của các lĩnh vực này trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Tăng cường nghiên cứu khoa học về tổ chức, quản lý và bảo tồn lễ hội. Thống kê, rà soát, nhận diện và phân loại lễ hội hiện có trên địa bàn, trên cơ sở đó tiến hành quy hoạch và có kế hoạch bảo tồn, phục hồi và phát triển. Bảo tồn có chọn lọc các giá trị văn hóa đặc sắc coi trọng tính đặc thù của mỗi loại hình lễ hội ở địa phương.

Bên cạnh việc tiếp tục đầu tư, tôn tạo, bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa, tỉnh Bình Phước cần chú trọng xây dựng các công trình văn hóa trọng điểm quốc gia; quan tâm đầu tư xây dựng đời sống văn hóa ở vùng

đồng bào dân tộc thiểu số, vùng núi, vùng biên giới; quy hoạch, sắp xếp quản lý các dịch vụ vui chơi giải trí hợp lý, chặt chẽ; giải quyết tốt mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế trong tổ chức lễ hội tạo điều kiện để nhân dân địa phương tham gia dịch vụ có thêm thu nhập nhưng vẫn đảm bảo tính văn hóa trong giao tiếp ứng xử, không vì lợi nhuận mà đánh mất bản sắc văn hóa và ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội; xây dựng mới hoặc cải tạo công trình công cộng hợp chuẩn, bổ sung thùng rác, tổ chức thu gom rác thải kịp thời tạo môi trường xanh, sạch, đẹp trong lễ hội.

Tổ chức lễ hội phải thực hiện đúng quy định của nhà nước, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và chú trọng việc phát huy vai trò chủ thể, năng lực sáng tạo của nhân dân. Phải củng cố kiện toàn các ban chỉ đạo, ban tổ chức lễ hội ở các địa phương theo đúng quy định; đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động lễ hội nhằm tăng cường sự tham gia một cách chủ động, sáng tạo của nhân dân theo sự quản lý hướng dẫn chung của cơ quan quản lý nhà nước, khai thác những kinh nghiệm, các tập tục cổ truyền tốt đẹp của dân tộc, góp phần phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội , huy động nguồn lực của toàn dân, để tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.

Đẩy mạnh thực hiện các lĩnh vực xã hội, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân: Chú trọng xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tập trung nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, thiết thực. Phát động phong trào người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, trước hết là xây dựng văn hóa trong Đảng, trong

các cơ quan Nhà nước, trong doanh nghiệp với ý thức thượng tôn pháp luật, giữ gìn chữ tín, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể thao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)