Đối với cơ quan Trung ương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 122 - 132)

Đề nghị Chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật về văn hóa trong đó quan tâm lễ hội .

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013, và Nghị định số 28/2017/ND-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao du lịch và quảng cáo, trong đó phải quy định rõ ràng hơn và tăng mức chế tài xử phạt về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về mê tín dị đoan trong lễ hội; Có Quy định về chế độ hỗ trợ đào tạo cho hợp đồng lao động là đội ngũ diễn viên, nghệ sỹ hiện đang công tác trong ngành văn hóa, thể thao và du lịch các địa phương; Đề xuất và trình Quốc hội sửa đổi Luật Đầu tư 2014 theo hướng bổ sung nội dung xây dựng và phát triển các sản phẩm du

lịch đặc thù của địa phương vào Điều16,Luật Đầu tư 2014“Ngành, nghề ưu

khích và ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực du lịch, văn hóa).

Đề nghị Bộ Nội vụ cần tham mưu cho Chính phủ sớm ban hành Nghị định và thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa 12 về tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và nghị Quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập để các địa phương căn cứ tổ chức thực hiện.

Đối với Bộ VH, TT&DL

Trên cơ sở các báo cáo đề xuất tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của các địa phương, Bộ VH-TT&DL ban hành những văn bản hướng dẫn chung về lễ hội thống nhất chung cho cả nước để làm cơ sở cho các địa phương tổ chức thực hiện. Bộ VHTT&DL chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện đề án Quy hoạch tổng thể lễ hội giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030, đồng thời khẩn trương tham mưu với Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản chỉ đạo đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Bộ cũng cần xem xét, nghiên cứu ban hành Quy chế tổ chức lễ hội mới thay cho Quy chế tổ chức lễ hội (2001) của Bộ Văn hóa - Thông tin đã cũ có nhiều điểm bất cập và không còn phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, Bộ VHTT&DL cũng cần kiểm tra, thanh tra đột xuất đối với các lễ hội, kể cả những lễ hội có quy mô nhỏ nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực, trên cơ sở đó tham mưu kịp thời cho Chính phủ để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với tình hình thực tế.

Đề nghị bộ VH-TT&DL phối hợp với các Bộ ngành ở Trung ương nghiên cứu chỉnh sửa, bổ sung Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng

11 năm 2013, và Nghị định số 28/2017/ND-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao du lịch và quảng cáo, trong đó phải quy định rõ ràng hơn và tăng chế tài về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về mê tín dị đoan trong lễ hội.

Tiếp tục hỗ trợ nguồn vốn đầu tư dự án trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử tiêu biểu, có giá trị tại địa phương; hỗ trợ nguồn vốn đầu tư nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật; đầu tư trang thiết bị cho hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật ở các địa phương, ưu tiên các địa phương vùng núi, biên giới, có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Nghiên cứu tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh các quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề, bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật; tuyên truyền lưu động và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật cho phù hợp với tình hình hiện nay.

- Tăng cường tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn hệ vừa làm vừa học để chuẩn hóa về trình độ và đáp ứng nhu cầu công việc chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhất là các nghệ sĩ, diễn viên, cộng tác viên hiện đang công tác trong trong lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật ở các địa phương.

3.3.2. Đối với tỉnh Bình Phước

Kịp thời triển khai các văn bản quản lý về lễ hội của Trung ương, đồng thời nghiên cứu vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để thực hiện một cách có hiệu quả.

UBND tỉnh, Sở VHTT&DL tỉnh cùng các ban, ngành địa phương cần tiếp tục quán triệt và tập trung chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/4/2014 của Hội nghị lần thứ 9, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; chú trọng xây dựng môi trường văn hóa từ gia đình, nhà trường, xã hội thông qua các hoạt động văn hóa, lễ hội. Tiếp tục

triển khai thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW, ngày 5/02/2015 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Công điện số 229/CĐ-TTg, ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Thông tư số 15/TT- BVHTTDL, ngày 22/12/2015 của Bộ VHTT&DL quy định về tổ chức lễ hội và các văn bản chỉ đạo khác liên quan.

Bố trí nguồn kinh phí cho hoạt động quản lý và tổ chức lễ hội cho các ngành, đơn vị, địa phương có liên quan. Bố trí kinh phí cho hoạt động nghiên cứu, phục dựng các lễ hội, nhất là lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu văn hóa, tin ngưỡng trong nhân dân.

UBND tỉnh cần chỉ đạo Sở VHTT&DL chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành có liên quan trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội, cụ thể: Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội, giảm tần suất và quy mô tổ chức lễ hội, ngày hội. Không cấp phép, tổ chức lễ hội vì mục đích thương mại, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh. Chỉ đạo dừng tổ chức những lễ hội đã được cấp phép nhưng có nội dung phản cảm, kích động bạo lực và gây bức xúc trong dư luận.

UBND tỉnh cũng cần nhanh chóng chỉ đạo Sở VHTT&DL tỉnh tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong việc định hướng tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa giáo dục của lễ hội, vận động và thuyết phục nhân dân thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu về nguồn gốc lễ hội; bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh theo xu hướng lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh. Việc tuyên truyền còn nhằm mục đích làm cho người dân biết quý trọng món quà tinh thần vô giá mà nhân dân ta đã gìn giữ được, phát huy tinh thần cộng

đồng, góp sức vào xây dựng sự nghiệp văn hóa, thông qua đó kêu gọi, huy động một nguồn lực từ xã hội vào công cuộc bảo tồn và phát huy các lễ hội, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.

Sớm chỉ đạo ổn định tổ chức các cơ quan văn hóa từ tỉnh xuống huyện, thị, thành phố để các cơ quan hoạt động có hiệu quả. Đồng thời đầu tư kinh phí cho điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn, đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngành văn hóa, quản lý lễ hội.

UBND tỉnh chỉ đạo Sở VHTT&DL cùng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xuyên suốt trước, trong và sau khi lễ hội diễn ra, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật diễn ra trong lễ hội.

Chỉ đạo các sở ngành cấp tỉnh phối hợp với ngành VH, TT&DL thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quản lý tốt các lễ hội trên địa bàn. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và sự phối hợp đồng bộ của các ngành, cơ quan đơn vị trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người để đáp ứng yêu cầu phát triển và bền vững tỉnh Bình Phước.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3 tác giả luận văn đã nêu rõ những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa và định hướng về quản lý văn hóa của cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Bình Phước trong thời gian tới. Trong chương 3 này tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội trên địa bàn Tỉnh Bình Phước trong thời gian tới, các giải pháp đó là:

Hoàn thiện thể chế về lễ hội.

Hoàn thiện và ổn định tổ chức bộ máy.

Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Tăng cường nghiên cứu khoa học, bảo tồn phát huy giá trị lễ hội trên địa

bàn tỉnh Bình Phước.

Đẩy mạnh xã hội hóa và phát huy vai trò của cộng đồng, tăng cường tính tự quản trong tổ chức và quản lý lễ hội.

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động tổ chức lễ hội.

Tác giả mong muốn những giải pháp nêu trên sẽ góp phần vào quá trình triển khai, thực hiện tốt việc quản lý nhà nước về các hoạt động lễ hội trên địa bàn Tỉnh Bình Phước góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc. Các giải pháp trên là cơ sở giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa tham khảo vận dụng vào thực tiễn để thực hiện cho hiệu quả.

KẾT LUẬN

Văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý. Văn hoá còn là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của các địa phương. Lễ hội là món ăn tinh thần không thể thiếu, luôn có ảnh hưởng đến mọi hoạt động của cuộc sống con người. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã nhấn mạnh phải: “Tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại”.

Bên cạnh việc phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, cần phải phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội nói riêng và di sản Văn hóa nói chung. Vì di sản Văn hóa là nền tảng hun đúc nên bản sắc và hệ giá trị của văn hóa dân tộc, là nguồn lực cho phát triển. Trong đó lễ hội là một hiện tượng đăc biệt không chỉ là tấm gương phản chiếu văn hóa dân tộc mà còn là môi trường sống để bảo tồn, làm giàu và sáng tạo giá trị mới.

Lễ hội đã làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế nhất là kinh tế du lịch. Tuy nhiên, trong quản lý nhà nướcvề lễ hội vẫn còn bộc lộ không ít những hạn chế từ nhận thức, đến mục đích, cách thức tổ chức, vai trò chủ thể văn hóa của cộng đồng. Vì vậy đòi hỏi phải tang cường công tác quản lý nhà nước đối với lễ hội, đổi mới công tác chỉ đạo tổ chức vừa làm cho lễ hội được bảo tồn, lưu truyền, phát huy giá trị của nó trong cuộc sống hiện đại.

Quản lý nhà nước về lễ hội là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm đảm bảo phát huy tốt vai trò của văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đưa lễ hội phục vụ người dân tốt hơn, đồng thời để các hoạt động lễ hội phát triển đúng phương hướng, mục tiêu, mục đích và quy định của nhà nước.

Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội không chỉ của các ngành chức năng mà là nhiệm vụ của toàn đảng, toàn dân, các cấp các ngành và của toàn xã hội.

Trong thời gian tới, công tác quản lý nhà nước về lễ hội cần phải nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò, giá trị của di sản văn hóa phi vật thể nói chung và lễ hội nói riêng, tạo được sự đồng thuận và tranh thủ phát huy mọi nguồn lực xã hội trong việc bảo tồn, hướng việc quản lý và hoạt động tổ chức lễ hội gắn với xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của thời đại hội nhập kinh tế, quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nội vụ (2013), Theo tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính Ban hành kèm theo Quyết định số 2367/QĐ-BNV ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

2. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2015), Thông tư số 15/2015/TT- BVHTTDL, ngày 22/12/2015 Quy định về tổ chức lễ hội.

3. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2015), Thông tư số 15/TT- BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức lễ hội.

4. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV Hướng dẫn chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

5. Chính phủ (2017), Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm.

6. Chính phủ (2009), Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2009 về Quy chế hoạt động dịch vụ văn hoá công cộng có nội dung tổ chức lễ hội.

7. Chính phủ (2013), Nghị định số 76/2013/NĐCP ngày 16/7/2013, Quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

8. Cục thống kê tỉnh Bình Phước (2011), Niên giám thống kê 2011, Bình Phước.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia, HàNội.

10.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11.Cao Đức Hải chủ biên (2010), Giáo trình quản lý lễ hội và sự kiện, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

12.Tuyết Hoa Niê Kdăm (2016), Lễ hội của người Ê đê ở Đăk lăk, Nxb. Văn hóa Dân tộc.

13.Kiều Thu Hoạch (2012), Lễ hội nhìn từ luận thuyết của giới Folklore Đông Nam Á và Châu Âu,Di sản văn hóa, số 1 (tr38).

14.Học viện Hành chính Quốc gia (2002), Giáo trình Hành chính công, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật.

15.Học viện Hành chính Quốc gia (2003), Hành chính công, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật.

16.Học viện Hành Chính Quốc gia (2007), Hành chính nhà nước trong

xu thế toàn cầu hóa, Nxb. Tư pháp.

17.Trương Thị Mỹ Huệ, Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội các dân tộc tỉnh Bình Phước, Thông tin Nghiệp vụ Văn hóa Miền Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 122 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)