Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 80 - 83)

Trong những năm gần đây, công tác quản lý và tổ chức lễ hội cơ bản đã thực hiện nghiêm các quy định về quản lý và tổ chức lễ hội của của Đảng và Nhà nước. Lễ hội quy mô quốc gia đến các lễ hội nhỏ phạm vi làng, xã đều đảm bảo an ninh trật tự. Nhiều lễ hội có chuyển biến tích cực, khắc phục được nhiều hạn chế, tồn tại như mê tín dị đoan, cờ bạc, lưu hành ấn phẩm trái quy định. Do phát huy vai trò chủ thể của người dân hoạt động lễ hội đã được xã hội hoá rộng rãi, huy động được nguồn lực lớn từ nhân dân, nguồn tài trợ, cung tiến ngày càng tăng, nguồn thu qua công đức, lệ phí, dịch vụ phần lớn đã được sử dụng cho tôn tạo di tích, tổ chức lễ hội nhằm bảo tồn các phong tục, tập quán truyền thống và hoạt động phúc lợi công cộng. Phần lễ tổ chức trang trọng, linh thiêng và thành kính, chương trình tham gia phần hội phong phú hấp dẫn, bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian, diễn xướng dân gian, dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc để quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Gắn kết các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống với quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và mỹ tục truyền thống văn hoá lâu đời tốt đẹp, độc đáo của dân tộc ta, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, tâm thức hướng về nguồn cội của cộng đồng. Đồng thời các sinh hoạt lễ hội truyền

thống đã góp phần giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng, làm nên vẻ đẹp của các công trình tín ngưỡng, tôn giáo. Một số lễ hội tổ chức với quy mô ngày càng lớn, hình thức tổ chức với nhiều nội dung, nhiều hoạt động, các địa phương đã dựa vào nội lực là chính, nhiều lễ hội đã chinh phục được du khách, tôn vinh di sản, nâng cao uy tín của thương hiệu du lịch hấp dẫn của địa phương. Kinh nghiệm tổ chức một số lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch đã dần dần mang tính chuyên nghiệp hóa góp phần tạo ra doanh thu và hiệu quả đầu tư, góp phần đẩy mạnh và nâng cao đời sống văn hóa cho nhân dân ở các địa phương. Đặc biệt loại hình lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch đã tạo ra sự đột phá tuyên truyền quảng bá những tiềm năng thế mạnh, thành tựu kinh tế xã hội của địa phương, góp phần quảng bá hình ảnh và đất nước con người Việt Nam, tôn vinh các giá trị văn hóa, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong văn hóa du lịch, tạo dấu ấn với du khách trong nước và quốc tế. Thông qua tổ chức lễ hội đã huy động được nguồn lực lớn từ nhân dân, phần lớn kinh phí tổ chức lễ hội (đặc biệt là lễ hội dân gian) đều do nhân dân và du khách thập phương tự nguyện đóng góp. Trong nhiều lễ hội, nhân dân đã đóng góp nguồn kinh phí lớn có thể tính được bằng tiền tỷ để trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, bảo tồn các phong tục, tập quán truyền thống.

Có được kết quả trên, trước hết là do nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và đại bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về việc thực hiện nếp sống văn minh, nhất là trong lễ hội được nâng lên đáng kể. Những vấn đề nóng được đảm bảo như an ninh trật tự, an toàn xã hội, mê tín dị đoan, trật tự an toàn giao thông, quản lý tiền công đức, vận hành tiền có mệnh giá nhỏ, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ di tích, vệ sinh, cảnh quan môi trường nơi tổ chức lễ hội, không lưu hành ấn phẩm văn hóa trái phép, ngăn ngừa các hoạt động trái pháp luật. Đồng thời,

làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội. So với các năm trước, lượng du khách đến lễ hội ngày một đông hơn, hoạt động lễ hội từng bước đi vào nề nếp. Thông qua hoạt động lễ hội, bảo lưu được nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, tạo nền tảng vững chắc cho văn hóa bản địa có sức đề kháng đối với văn hóa ngoại lai. Khi các thói quen sinh hoạt văn hóa của người dân đang dần thay đổi theo hướng hiện đại thì việc tổ chức, phục hồi và phát triển các lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc là việc làm hết sức cần thiết.

Hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh trong những năm qua được đảng và chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và được sự đồng tình hưởng ứng của người dân. Việc tổ chức lễ hội thực hiện đúng theo quy định của nhà nước từ xin cấp phép tổ chức, thành lập ban tổ chức, thực hiện các nghi lễ, các hoạt động của phần hội, quản lý các nguồn thu, đảm bảo an ninh an toàn trật tự và vệ sinh môi trường, phát huy vai trò năng động sáng tạo của chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân. Công tác thanh kiểm tra được thực hiện thường xuyên đảm bảo lễ hội thực hiện đúng theo quy định, công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường được đảm bảo không có tình huống xấu xảy ra. Thực tế cho thấy, việc tổ chức lễ hội đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân địa phương; góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và giúp cho người dân ý thức về cộng đồng của mình nhiều hơn. Tất cả các lễ hội do chính cộng đồng địa phương sáng tạo ra và chính họ là người hưởng thụ. Họ coi đó là vừa quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng mình. Vì vậy không ngẫu nhiên, trong lễ hội, các hoạt động đóng góp từ thiện, trùng tu di tích nhận được sự quan tâm của nhiều tầng lớp nhân dân. Qua các lễ hội, các địa danh của nơi có lễ hội và tỉnh được quảng bá, giới thiệu đến bạn bè, du khách và nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, tạo thu hút đầu tư, tăng thu ngân sách cho địa phương.

Hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú. Qua cổng thông tin điện tử của tỉnh, huyện, thị xã, thành phố, các trang thông tin điện tử, mạng xã hội, hệ thống phát thanh, truyền hình, các báo, tạp chí, bản tin của ngành, đơn vị, các hoạt động văn hóa, văn nghệ nổi bật đã được phản ánh kịp thời; phổ biến nhanh các văn bản, ý kiến chỉ đạo của Trung ương, của địa phương thuộc lĩnh vực văn hóa. Thông qua các hội nghị thông tin thời sự, các cuộc thi, hội thi, liên hoan văn hóa, nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền thông tin lưu động, tuyên truyền trực quan. Tuy nhiên, hình thức tuyên truyền ở lễ hội còn đơn điệu, chưa hấp dẫn du khách, chưa giúp họ hiểu về các giá trị lịch sử văn hóa của di tích. Tuyên truyền chưa thường xuyên liên tục mà tập trung vào từng thời điểm.

Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh lam thắng cảnh được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm thực hiện. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 37 di tích được xếp hạng, trong đó có 05 di tích quốc gia đặc biệt, 11 di tích cấp quốc gia, 21 di tích cấp tỉnh và gần 60 di tích khác. Các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số được chú trọng gìn giữ, phát huy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)