Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 109 - 112)

Ðể công tác tổ chức lễ hội ngày càng đạt được hiệu quả cao cần chú trọng công tác tuyên truyền các giá trị lịch sử văn hóa và tôn vinh công trạng của danh nhân được thờ để nhân dân hiểu rõ giá trị của di tích cũng như những quy định của pháp luật có liên quan, kịp thời uốn nắn các biểu hiện lệch lạc, đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện nếp sống văn hóa trong lễ hội, làm cho lễ hội ngày càng văn minh, thật sự trở thành ngày hội văn hóa của nhân dân, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - văn hóa của địa phương. Trước khi mở hội, phải có sự tính toán cân nhắc kỹ lưỡng, có kế hoạch chi tiết, cụ thể. Mỗi lễ hội mới cần xây dựng một kịch bản phù hợp gắn với chủ đề riêng của lễ hội. Ðây là vấn đề cần được khảo cứu và nghiên cứu kỹ lưỡng và có các bước thể nghiệm để định hình được các nghi thức lễ và các hoạt động hội. Chính quyền địa phương các cấp cần quản lý chặt chẽ việc quy hoạch sắp xếp các hàng quán, dịch vụ vui chơi giải trí hợp lý, tạo điều kiện để nhân dân địa phương có thêm thu nhập nhưng vẫn bảo đảm tính văn hóa trong các hoạt động dịch vụ, không tạo kẽ hở nảy sinh các hiện tượng tiêu cực, làm mất đi bản sắc văn hóa và ý nghĩa, tốt đẹp của lễ hội.

Các cấp chính quyền địa phương, ngành văn hóa, ngành tư pháp cần xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến các văn bản luật, nghị định, thông tư và các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương về quản lý văn hóa. Các tổ chức chính trị - xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà

nước về dịch vụ văn hóa trong nhân dân. Hội Cựu chiến binh, Phụ nữ, Nông dân, Đoàn Thanh niên tổ chức sinh hoạt quán triệt nội dung các văn bản liên quan đến công tác quản lý nhà nước về văn hóa, phòng chống các tệ nạn xã hội trong hội viên. Đồng thời, thường xuyên giám sát hoạt động của các cơ sở cung ứng dịch vụ, đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội.Từ đó, giúp người dân nhận thức tốt hơn về lễ hội, chống mê tín dị đoan, bảo đảm hoạt động lễ hội thực sự văn hóa, văn minh lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là tuyên truyền quyết định số 34/2013/QĐ- UBND ngày 22 tháng 8 năm 2013 của UBND Tỉnh Bình Phước về việc quy định tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước và Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội. Để tuyên truyền, giáo dục có hiệu quả cần phải đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, giáo dục. Ngành văn hóa cần chủ động tham mưu cho chính quyền địa phương cùng cấp thường xuyên tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan qua hệ thống đài phát thanh, truyền hình, sử dụng các đội thông tin lưu động, các đội văn nghệ quần chúng; các hình thức tuyên truyền cổ động trực quan như băng rôn, khẩu hiệu, panô, áp phích. Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động tuyên truyền ở cơ sở như trao đổi, đối thoại, thảo luận, giải đáp những yêu cầu từ phía người dân.

Các phương tiện thông tin báo chí trên địa bàn tỉnh chủ động xây dựng các chuyên trang, chuyên mục mới về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về văn hóa, về lễ hội, nêu gương điển hình tốt, những sáng kiến hay trong tổ chức thực hiện thông tin tuyên truyền và chấp hành pháp luật. Báo, đài phải thực sự trở thành diễn đàn tin cậy của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, là nơi phản ánh những đề xuất, kiến nghị của người dân với Đảng, Nhà nước về các chính sách, về những bất cập, bức xúc trong trong tổ chức các lễ hội.

ăn uống. Do đó cần tuyên truyền, giáo dục theo chuyên đề, tổ chức tập huấn cho chủ cửa hàng đăng ký kinh doanh, phô tô các văn bản của nhà nước về các quy định, điều kiện, tiêu chuẩn cho phép đối với từng loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa, những quy định nghiêm cấm và hình thức xử phạt hành chính đến các chủ cơ sở để họ nắm bắt và kinh doanh đúng pháp luật.

Để giúp cho các tổ chức, công dân trên địa bàn tỉnh nắm vững pháp luật. Các cấp chính quyền địa phương cần phát huy vai trò của cán bộ văn hóa thông tin trong công tác tuyên truyền; định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.

Để tuyên truyền đạt hiệu quả, cần đổi mới công tác tuyên truyền, đa dạng về hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để giới thiệu quảng bá các lễ hội, từng bước nâng cao nhận thức của người dân về giá trị lịch sử, văn hóa các lễ hội và tự giác thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Yêu cầu đối với việc tổ chức lễ hội: Nghi thức lễ hội phải được tiến hành trang trọng, phù hợp với văn hóa dân tộc; Trong khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc phải được treo nơi trang trọng, cao hơn cờ hội, cờ tôn giáo; chỉ treo cờ hội, cờ tôn giáo tại khuôn viên lễ hội và trong thời gian tổ chức lễ hội; Thực hiện đúng nội quy, quy định của Ban Tổ chức lễ hội; Trang phục đẹp, lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục; Không nói tục, xúc phạm tâm linh, xúc phạm tôn giáo… và ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội; Bảo đảm trật tự, an ninh khi dự lễ hội; không đốt pháo, đốt và thả đèn trời; Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; Bỏ rác vào nơi quy định, giữ gìn vệ sinh môi trường; Không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; Nếu tổ chức các trò chơi, trò diễn, biểu diễn nghệ thuật, hội chợ, trưng bày triển lãm trong khu vực lễ hội thì được bán vé cho các hoạt động đó; giá vé thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính; Không lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan như xem số, xem bói, gọi hồn, cầu cơ, sấm truyền, yếm bùa, trừ tà, phù phép chữa

bệnh; Không đốt đồ mã trong khu vực lễ hội.

Thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng qua hệ thống phát thanh, truyền hình, báo chí, mạng xã hội, cổng thông tin điện tử…Đồng thời hợp tác trao đổi, giao lưu văn hóa để quảng bá hình ảnh lễ hội đến công chúng trong và ngoài tỉnh.Tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động dịch vụ văn hóa và có biện pháp ngăn chặn các sai phạm, tệ nạn nảy sinh trong lễ hội. Không khuyến khích tổ chức các lễ hội các nội dung phản cảm, hiệu quả giáo dục thấp. Tuyên truyền, giáo dục cán bộ công chức thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc, không lạm dụng thời gian tham gia hoạt động lễ hội.

Về phía người đi lễ hội: việc đầu tiên phải tuyên truyền cho họ hiểu giá trị của lễ hội. Người đi lễ phải hiểu thần tích, không gian văn hóa, đồ thờ tự và kèm theo đó là ứng xử văn hóa phù hợp. Để bảo vệ các giá trị lễ hội, những người có chuyên môn cần xuống cộng đồng trao đổi để giúp họ nhận ra giá trị lễ hội của địa phương mình, kèm theo giá trị đó thì ai là người thực hành, vai trò của họ như thế nào và để thực hành tốt phải làm gì. Để rồi không làm sai lệch lễ hội, không tạo nên những hiện tượng buôn thần, bán thánh, hoặc thái quá trong câu chuyện thực hành tiến lễ tâm linh. Tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhân dân và du khách nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)