Nguyên tắc quản lý nhà nướcvề lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 29 - 32)

Nguyên tắc quản lý nhà nước về lễ hội là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực lễ hội theo một thể thống nhất.

Nguyên tắc quản lý nhà nước về lễ hội ở nước ta là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ, nguyên tắc tập trung dân chủ, phân định rõ chức năng và nguyên tắc công khai.

1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo Lễ hội thông qua các quan điểm, chủ trương, chính sách, thể hiện trong các văn kiện Nghị quyết, Chỉ thị Đảng lãnh đạo thông qua việc xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ của đảng tham gia vào hệ thống bộ máy chính quyền nhà nước. Trong thời kỳ đổi mới, đảng

ta ra nhiều Nghị quyết Như Nghị quyết Trung ương 4 về con người, về văn hoá văn nghệ; Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII: Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong giai đoạn đất nước xây dựng CNH – HĐH. Vai trò lãnh đạo của Đảng là rất rõ ràng và sáng suốt, coi trọng công tác văn hoá, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, nhưng mặt khác, Đảng cũng phải luôn luôn đổi mới.

2. Nguyên tắc Nhà nước quản lý: Nhà nước quản lý là thực hiện quyền lực chính trị của nhà nước trên lĩnh vực lễ hội. Thể hiện trong Hiến pháp, Luật, các văn bản dưới luật. Để quản lý, phải xây dựng, Bộ máy quản lý từ TW đến địa phương, Uỷ Ban văn hoá xã hội của quốc hội, Xây dựng cơ chế chính sách, Xây dựng bộ máy cán bộ công chức, viên chức của nhà nước để thực thi các nhiệm vụ quản lý văn hoá.

3. Nguyên tắc nhân dân làm chủ: Nguyên tắc nhân dân làm chủ Nhân dân làm chủ thông qua Quốc hội, đại biểu quốc hội được bầu từ nhân dân, tham gia lập pháp. Nguyên tắc nhân dân làm chủ Nhân dân làm chủ thông qua cơ quan Hội đồng nhân dân, Quốc hội trong việc giám sát các hoạt động của nhà nước, phải tham gia vào quá trình lập pháp, hành pháp mới chống được quan liêu tham nhũng, vì vậy phải nâg cao dân trí, nâng cao trình độ của nhân dân về mọi lĩnh vực. Vai trò của các đoàn thể chính trị xã hội: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội CCB, Công đoàn trong quá trình tổ chức và xây dựng sự nghiệp văn hoá mới. Nó là đại diện cho các nhóm cộng đồng khác nhau. Nhưng đây không phải là tổ chức hành chính. Nó không đối lập với nhà nước, mà nó là những phong trào xã hội mang tính chất tự nguyện dưới sự lãnh đạo của đảng, không mang tính quyền lực, không được hành chính hoá các tổ chức này.

4. Nguyên tắc tập trung dân chủ: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất chỉ đạo mọi hoạt động tổ chức và phong cách làm việc của bộ máy nhà nước. Yêu

cầu của nguyên tắc này là: Nhà nước XHCN là nhà nước của dân, do dân và vì dân, thực hiện quyền dân chủ XHCN. Nhà nước phải giữ quyền thống nhất quản lý những vấn đề cơ bản trong tay trung ương, đồng thời phải giao quyền hạn và trách nhiệm cho ngành, địa phương. Hiện nay, cùng với cải cách hành chính nhà nước, chúng ta đang đẩy mạnh phân cấp quản lý. Dân chủ là quyền làm chủ của nhân dân trong hành lang pháp lý. Trong nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, dân chủ làng xã phát triển mạnh, thể hiện trong những quy ước cộng đồng, luật tục, hương ước, ngày nay phát triển thành quy ước làng văn hóa (nhưng không được trái với pháp luật); Nguyên tắc tập trung dân chủ kết hợp quản lý ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ Nhà nước là một thể thống nhất, bộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động theo các cấp hành chính nhà nước và theo quy định cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng trung ương. Các đơn vị văn hóa ở địa phương vừa chịu sự quản lý của ngành, vừa chịu sự quản lý về lãnh thổ của địa phương, quản lý phải gắn bó mật thiết với nhau (Bộ, Ủy Ban nhân dân tỉnh, huyện, cục, vụ, viện, sở, phòng, trung tâm văn hóa v.v) .

5. Nguyên tắc phân định quản lý hành chính và quản lý nhà nước về lễ hội: Cần phân định rõ các chức năng quản lý hành chính, nhà nước về văn hóa, Bộ, Vụ, Cục, UBND tỉnh, Sở, Phòng. Quản lý bằng luật pháp, phi lợi nhuận. Chức năng hoạt động sự nghiệp văn hóa: Các đơn vị sự nghiệp văn hóa từ trung ương đến địa phương: Nhà Hát, các đoàn nghệ thuật, bảo tàng, thư viện, Trung tâm văn hóa thông tin, Viện nghiên cứu v.v..

6. Nguyên tắc công khai: Tổ chức hoạt động quản lý văn hóa của nhà nước phải được công khai cho dân biết thông qua các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời nhà nước phải chú ý đến dư luận xã hội để điều chỉnh kịp thời các quyết định quản lý (ví dụ về nghệ thuật biểu diễn, về quảng cáo, về báo chí…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươc về lễ hội trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)