Trên địa bàn tỉnh hiện có các lễ hội được tổ chức thường xuyên ở địa bàn các huyện, thị xã. Từ thực tiễn quản lý nhà nước đối với lễ hội của các địa phương trên có thể tiếp thu có chọn lọc những phương pháp phù hợp để áp dụng vào thực tế của quản lý lễ hội tỉnh Bình Phước. Một số kinh nghiệm có thể áp dụng được rút ra như sau:
Thứ nhất, phải tập trung công tác tuyên truyền các giá trị lịch sử văn hóa và tôn vinh công trạng của danh nhân được thờ để nhân dân hiểu rõ giá trị của di tích cũng như quy định của pháp luật có liên quan, kịp thời chấn chỉnh những biểu hiện lệch lạc, đẩy mạnh truyên truyền và thực hiện nếp sống văn hóa trong lễ hội, làm cho lễ hội ngày càng văn minh, thật sự trở thành ngày hội văn hóa của nhân dân, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Thứ hai, các cấp chính quyền địa phương cần phải quản lý chặt chẽ, đảm bảo nội dung lễ hội, an ninh trật tự, sắp xếp các dịch vụ vui chơi, ăn uống… tạo điều kiện cho nhân dân địa phương có thêm thu nhập nhưng vẫn đảm bảo tính văn hóa, không để các kẽ hở để các đối tượng lợi dụng làm mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc, ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội.
Thứ ba, là trước khi tổ chức lễ hội phải xây dựng kế hoạch thật chi tiết cụ thể. Cần xây dựng kịch bản phù hợp gắn với chủ đề riêng của lễ hội. Đây là vấn đề cần khảo cứu và nghiên cứu kỹ lưỡng và có các bước thử thể nghiệm để định hình được các nghi thức lễ và các hoạt động hội.
Thứ tư, cần phải chú ý bảo tồn có chọn lọc các giá trị văn hóa đặc sắc trong lễ hội, loại bỏ dần các yếu tố lạc hậu, xây dựng thêm các tiêu chí văn
hóa mới phù hợp. Phục hồi những trò chơi dân gian, coi trọng tính đặc thù, độc đáo của mỗi loại hình lễ hội, tránh cào bằng dẫn đến sự nhàm chán trong hoạt động và sinh hoạt lễ hội, qua đó tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của địa phương, thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư đến với địa phương góp phần cải thiện đời sống, giữ gìn an ninh chính trị, an ninh quốc gia.
Thứ năm, việc huy động, sử dụng các nguồn lực tham gia bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội là làm tốt việc xác định vai trò và mối quan hệ giữa nhà nước với cộng đồng trong việc tổ chức và quản lý hoạt động lễ hội. Lễ hội chỉ hấp dẫn khách du lịch khi đó là sản phẩm văn hóa của người dân, do chính người dân sáng tạo ra, gìn giữ, thực hành và trao truyền.
Thứ sáu, phải kết hợp chặt chẽ các biện pháp quản lý nhà nước với việc nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc tổ chức lễ hội theo chủ trương và quy định của pháp luật, đặc biệt là chú trọng việc hoàn thiện đầu tư các cơ sở vật chất phục vụ nhân dân tham gia lễ hội; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh cũng như các biểu hiện tiêu cực trong lễ hội; có định hướng mục tiêu cho việc tổ chức lễ hội, chú trọng duy trì và phát huy các yếu tố văn hóa và tiếp thu các giá trị văn hóa mới cho lễ hội thêm phong phú nhưng phải đảm bảo tính nhân văn cho lễ hội, cần khảo sát thực tiễn hoạt động của các lễ hội tại địa phương tỉnh nhà và các địa phương khác để học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm hay mà các địa phương khác đã áp dụng thành công nhằm phát huy hơn nữa tính chủ động, sáng tạo của ban tổ chức lễ hội. Phải có kế hoạch cụ thể trong việc xã hội hóa đối với việc tổ chức và quản lý lễ hội, trong đó phải phát huy được tối đa tính chủ động của cộng đồng và các doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức, nhà nước thì thực hiện chức năng định hướng, quản lý và giám sát việc tổ chức lễ hội.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1, tác giả đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với lễ hội; phân tích một số khái niêm cơ bản liên quan đến đề tài như lễ hội, quản lý, quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về lễ hội. Đồng thời, cũng phân tích, làm rõ nội dung quản lý nhà nước về lễ hội, chỉ ra sự cần thiết quản lý nhà nước về lễ hội.
Tác giả cũng đã tham khảo, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của một số địa phương có nhiều lễ hội để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về lễ hội cho tỉnh Bình Phước như: cần tập trung chú trọng vào công tác tuyên truyền các giá trị lịch sử văn hóa và giá trị của di tích cũng như những quy định pháp luật có liên quan, kịp thời uốn nắn các biểu hiện lệch lạc, thực hiện nếp sống văn hóa trong lễ hội làm cho lễ hội ngày càng văn minh, thật sự trở thành ngày hội văn hóa trong nhân dân, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Những lý luận về quản lý nhà nước đối với lễ hội sẽ được tác giả đề tài vận dụng cụ thể trong việc phân tích thực trạng quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước ở chương 2.
Chƣơng 2.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC