những đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách cho phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và rút ra bài học cho thiết kế chính sách trong tương lai. Những điều chỉnh, bổ sung về mục tiêu hay biện pháp chính sách đang thực hiện chính là giúp cho chính sách ngày càng hoàn thiện hơn.
1.2.3. Chủ thể thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn thôn
Chính sách ĐTN cho LĐNT là một đề án, chương trình quốc gia lớn, do đó chủ thể tham gia thực hiện chính sách rất đông đảo, gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng LĐNT và các đối tượng của chính sách; trong đó chủ thể trước hết và quan trọng nhất là các cơ quan hành chính nhà nước cùng với công chức của các cơ quan đó. Các chủ thể này có mối quan hệ tương tác với nhau trong quá trình thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT.
phủ, có thể nhóm các chủ thể tham gia thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT thành ba nhóm, bao gồm:
Nhóm thứ nhất: Chủ thể thực hiện là các cơ quan nhà nước và nhân sự
của các cơ quan đó - đây là chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT. Trong đó ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TB và XH) là cơ quan thường trực của Đề án, chủ trì phối hợp với các ngành, cơ quan hữu quan để triển khai Đề án ĐTN cho LĐNT.
Nhóm thứ hai: Chủ thể tham gia là các đối tác phi nhà nước, đây là các
doanh nghiệp, nhà máy, công xưởng, trang trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh...
Nhóm thứ ba: Chủ thể tham gia với tư cách là đối tượng thụ hưởng
chính sách ĐTN là LĐNT tham gia học nghề. Đây là chủ thể quan trọng, có tính quyết định đến sự thành công trong thực hiện chính sách ĐTN là LĐNT.