Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 93 - 98)

lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

3.2.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn nghề cho lao động nông thôn

Để đưa chính sách ĐTN cho LĐNT vào cuộc sống cần phải xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách. Đây là nhiệm vụ đầu tiên, nhiệm vụ qụan trọng trong tổ chức thực hiện chính sách. Hiệu quả thực hiện chính sách phụ thuộc vào chất lượng, độ chính xác, tính khả thi của kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với công tác xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT của tỉnh Đắk Lắk cần đảm bảo một số yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, khi xây dựng kế hoạch, cần căn cứ vào định hướng, mục tiêu,

quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 5 năm đến, phân tích, đánh giá nhu cầu hiện tại và nhu cầu của tương lai đối với nguồn nhân lực; tiến hành rà soát lại nguồn LĐNT ở tất cả các địa phương, về các ngành, nghề, số lượng, chất lượng. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo mới và đào tạo lại để nâng cao trình độ cho LĐNT, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tỉnh. Mặt khác, để tránh lãng phí các nguồn lực phải kiên quyết không tổ chức ĐTN cho LĐNT khi chưa xác định được nơi làm việc, mức thu nhập và việc làm sau học nghề.

Thứ hai, cần đầu tư thời gian, trí tuệ và công sức để xây dựng kế hoạch

triển khai thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT có chất lượng. Kế hoạch ĐTN cho LĐNT hợp lý, đạt chất lượng cao, phải có sự đầu tư nhất định về mặt thời gian và công sức; cần đưa ra các phương án khác nhau để xem xét tính hợp lý của nó trong mối quan hệ với tất cả các nội dung, các giai đoạn; phải dự liệu được các trường hợp có thế xảy ra để lựa chọn và đưa ra kế

hoạch tốt nhất. Điều này đòi hỏi có sự tham gia, đầu tư chất xám của một đội ngũ cán bộ, công chức, nhà chuyên môn có đủ năng lực, tâm huyết và có tầm nhìn; thậm chí là cần sự đầu tư lớn về các nguồn tài chính, trang thiết bị... đảm bảo kế hoạch được xây dựng hoàn thiện trước khi triển khai thực hiện chính sách, đưa chính sách đi vào cuộc sống. Mặt khác, các cấp, các ngành cũng cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về khả năng dự báo, điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia xây dựng kế hoạch ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh.

Thứ ba, kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT phải đảm bảo về trình tự, thủ tục, nội dung, thể thức và thẩm quyền xây dựng theo quy định của pháp luật. Trong kế hoạch thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT phải xác định được mục tiêu cần thực hiện; các mục tiêu phải rõ ràng, chi tiết, có thời hạn thực hiện và đảm bảo tính khả thi trên thực tế; chỉ rõ các chủ thể thực hiện, sự phân công nhiệm vụ và phối hợp thực hiện giữa các chủ thể, quyền hạn và trách nhiệm của chủ thể; bao quát, đầy đủ các nội dung của các chính sách. Các cơ quan có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện chính sách từ tỉnh đến cấp xã đều phải xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách của cấp mình để quá trình thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Thứ tư, kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT phải xác định và theo lộ trình cụ thể. Việc kế hoạch thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT được xây dựng theo từng giai đoạn và có lộ trình, sẽ đảm bảo kế hoạch được chủ động thực hiện liên tục, đồng đều trong cả một khoảng thời gian dài; mặt khác, mỗi giai đoạn được đưa ra thực hiện tương ứng với điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ, sẽ phát huy tối đa điểm mạnh, lợi thế của thời kỳ đó, đồng thời cũng sẽ kịp thời có những điều chỉnh, thay đổi kế hoạch của các giai đoạn tiếp theo nếu quá trình thực hiện còn vướng mắc, thiếu hợp

tổ chức điều hành, cung cấp nguồn lực, xác định thời gian thực hiện, kiểm tra đôn đốc và hệ thống nội quy, quy chế; các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung, trách nhiệm của các cơ quan liên quan, các ngành nghề đào tạo phải rõ ràng, cụ thể, sát với yêu cầu thực tế và điều kiện cụ thể của tỉnh, bởi trên thực tế giai đoạn 2010 - 2020 Đắk Lắk thực hiện ĐTN cho LĐNT với tỷ lệ bình quân mỗi năm chỉ đạt gần 40% so với chỉ tiêu đặt ra.

Thứ năm, Đắk Lắk là địa phương có 49 dân tộc cùng sinh sống, với hơn

30% dân số là người dân tộc thiểu số, sinh sống ở vùng nông thôn. Phần lớn dân số đang trong độ tuổi lao động, do đó tỉnh cũng phải cần ban hành cơ chế, chính sách đặc thù về công tác ĐTN cho LĐNT; quan tâm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng định hướng phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh cũng như đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, Đắk Lắk là tỉnh có đường biên giới khá dài (hơn 70km) với Vương quốc Campuchia, do đó cần quan tâm, có kế hoạch để ĐTN cho người lao động sinh sống ở khu vực biên giới, vừa góp phần tạo việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống của người dân, để người dân yên tâm làm ăn, sinh sống và tham gia vào công tác bảo vệ cột mốc, đường biên, xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững.

3.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách, pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho lao động nông thôn

Nhận thức của các chủ thể về mục đích, vai trò, ý nghĩa trong thực hiện chính sách ĐTN nói chung, ĐTN cho LĐNT là hết sức quan trọng, là yếu tố quyết định sự thành công hay không thành công của việc thực hiện chính sách. Do đó, việc phổ biến, tuyên truyền chính sách, pháp luật về ĐTN cho LĐNT phải làm sao cho cả hệ thống chính trị, mỗi người dân và toàn xã hội

phải có nhận thức đầy đủ về công tác này. Để làm được điều đó, cần thực hiện một số giải pháp sau đây:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp:

Các cấp ủy Đảng, cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm ĐTN cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng LĐNT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn chứ không phải trách nhiệm của riêng ai. Vì vậy, cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên, công chức về tầm quan trọng của các chủ trương, nghị quyết của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và vai trò của công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công tác ĐTN cho LĐNT thông qua tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tọa đàm...

Các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở phải liên tục triển khai phổ biến, quán triệt, quán triệt lại các chính sách của Trung ương, của tỉnh về ĐTN và ĐTN cho LĐNT; Sở Thông tin - Truyền thông, Báo Đắk Lắk, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin Điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách để mọi người dân hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT thông qua tăng thời lượng phát sóng trong các chương trình thời sự, phóng sự, thông tin chuyên đề, qua sàn giao dịch việc làm, chương trình công tác của các cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp...

dân làm và dân hưởng lợi thì năng lực của đội ngũ tuyên truyền viên rất quan trọng. Do đó, cần phải xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên đủ số lượng, có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết với công việc. Xuất phát từ yêu cầu này, các cấp uỷ, chính quyền trong tỉnh cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, phương cho đội ngũ tuyên truyền viên; cung cấp đầy đủ các chủ trương, chính sách về công tác ĐTN cho LĐNT, về kế hoạch, kết quả phát triển kinh tế - xã hội, các mô hình điểm của địa phương để khi triển khai tuyên truyền mới có sức thuyết phục.

Thứ hai, nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân, của xã hội, đặc biệt là Nhân dân ở vùng nông thôn:

Tỉnh Đắk Lắk có số dân sinh sống ở vùng nông thôn đông (chiếm trên 75%), nhu cầu lao động học nghề tương đối lớn, nhưng ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách ĐTN cho LĐNT chưa được nhận thức đầy đủ. Để cho người LĐNT yên tâm đăng ký học nghề, giải pháp cần thiết là phải làm tốt công tác hướng nghiệp, tư vấn chọn nghề; đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu để mỗi người dân hiểu rõ về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của địa phương về ĐTN cho LĐNT; nhất là về các chế độ, chính sách, lợi ích có được khi tham gia học nghề. Trong công tác vận động, tuyên truyền cần tập trung ở vùng có nhiều LĐNT, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đưa nội dung tuyên truyền chính sách lồng ghép trong những buổi sinh hoạt, họp thôn, buôn, tổ, xóm, thông qua già làng, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, thông qua giới thiệu các cá nhân, mô hình điển hình về sản xuất có hiệu quả kinh tế cao sau khi được học nghề... Từ đó sẽ góp phần quan trọng làm cho người dân thay đổi nhận thức, thấy được sự cần thiết của học nghề, xem học nghề như một nhu cầu, cơ hội cần thiết để lập thân, lập nghiệp, tạo dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức hội, hội nghề nghiệp trong việc tuyên truyền, tư vấn học nghề, vận động đoàn viên, hội viên tham gia học nghề. Mỗi đoàn thể, tổ chức cần xây dựng chương trình, kế hoạch công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn học nghề; sau khi LĐNT là thành viên của tổ chức mình được học nghề cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã làm tốt công tác giới thiệu, giải quyết việc làm cho lao động, điều này sẽ khích lệ lớn để các đối tượng chưa học nghề sẽ tham gia học nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)