Triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về ĐTN cho LĐNT, các cấp uỷ, chính quyền các cấp, các cơ quan hữu quan, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và nỗ lực thực hiện chính sách và đã thu được những kết quả khá quan trọng, đó là:
Thứ nhất, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ
đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT trong từng năm cũng như trong từng giai đoạn. Các chính sách về ĐTN cho LĐNT được cụ thể hóa, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; có sự lồng ghép tốt với các chương trình khác, như: chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình khuyến công, khuyến nông… góp phần giải quyết việc làm, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển trong những năm qua.
Thứ hai, hoạt động phổ biến, tuyên truyền chính sách đã được tổ chức,
tiến hành bằng nhiều hình thức từ tuyên tuyền trực tiếp thông qua các hoạt động gặp gỡ, tư vấn, hướng nghiệp đến phổ biến, tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, panô, băng rôn, khẩu hiệu… đảm bảo chính sách được chuyển tải đầy đủ đến người dân, nhất là lực lượng LĐNT thấy được vai trò, ý nghĩa của công tác ĐTN cho LĐNT.
Thứ ba, công tác điều phối, phối hợp và phân cấp trong quản lý, điều
hành thực hiện được tỉnh triển khai thực hiện khoa học, hợp lý, có phân công, phân cấp cụ thể trách nhiệm cho các sở, ngành phối hợp với các đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố để triển khai thực hiện chính sách đảm
bảo nội dung, yêu cầu đặt ra. Quá trình duy trì thực hiện chính ĐTN cho LĐNT đã có những tác động tích cực trong việc nâng cao nhận thức đối với chính quyền các cấp và nhận thức của người dân về học nghề; từ việc sản xuất theo thói quen, truyền thống, nay nhiều LĐNT đã nhận thức được, để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả, cần phải có tay nghề vững, phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Thứ tư, trong quá trình thực hiện chính sách, các cơ quan hữu quan đã
thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kịp thời chấn chỉnh việc chấp hành các quy định của chính sách ĐTN cho LĐNT. Đồng thời, trong từng năm, từng giai đoạn đã tiến hành đánh giá, sơ kết, tổng kết, chỉ ra những điểm đạt được và những hạn chế trong quá trình thực thi từ đó rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp thực hiện trong các năm tiếp theo.
Thứ năm, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy nghề,
học nghề tại các cơ sở GDNN được xây dựng, đầu tư, mở rộng đáp ứng nhu cầu đặt ra; bên cạnh đó đã huy động được các cơ sở GDNN, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký tham gia ĐTN gắn với giải quyết việc làm cho LĐNT. Đội ngũ giáo viên, người dạy nghề, nhà quản lý GDNN, cán bộ, công chức thực thi chính sách ĐTN liên tục phát triển cả số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Thứ sáu, lao động sau khi học nghề được trang bị kỹ năng nghề nghiệp,
đã vận dụng các kiến thức được học vào thực tiễn sản xuất, một số lao động đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất để nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập, góp phần làm tăng sản phẩm cho xã hội, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiệu quả của thực hiện chính sách đã giúp cho một số LĐNT có thêm nghề sản xuất mới, ngoài tạo
việc làm cho bản thân, các lao động sau học nghề đã mạnh dạn đầu tư sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập thêm cho một số lao động trong gia đình.