Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 55 - 61)

nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2.2.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho lao động nông thôn

Triển khai Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đắk Lắk ban hành Chỉ thị số 27-CT/TU, ngày 25/6/2010 “về tăng cường sự lãnh đạo công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh” để lãnh đạo các cấp uỷ Đảng, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, chính quyền, các sở, ban, ngành trong tỉnh tập trung chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ.

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3276/QĐ- UBND, ngày 22/11/2011 về “phê duyệt Đề án ĐTN cho LĐNT tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020” làm cơ sở pháp lý để các sở, ban, ngành, chính quyền, đoàn

LĐNT trên địa bàn tỉnh. Đề án ĐTN cho LĐNT của tỉnh Đắk Lắk đã xác định:

- Mục tiêu đến năm đến năm 2020 tỷ lệ người lao động qua ĐTN đạt 45%, trong đó trên 80% số người qua ĐTN có việc làm hoặc nâng cao hiệu quả làm việc và 70% số người có việc làm phù hợp với nghề được đào tạo. Bình quân mỗi năm dạy nghề khoảng 9.000 người LĐNT. Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của LĐNT; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Nguồn tài chính để thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 là từ huy động nguồn lực từ ngân sách Trung ương, địa phương, hỗ trợ của tổ chức quốc tế, các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng với tổng kinh phí thực hiện là 492.565 triệu đồng. Trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ từ chương trình mục tiêu Quốc gia việc làm là 411.000 triệu đồng (Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị 166.500 triệu đồng; Dạy nghề cho LĐNT 207.000 triệu đồng; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã 35.000 triệu đồng; Giám sát đánh giá chương trình 2.500 triệu đồng); Ngân sách địa phương đầu tư xây dựng cơ bản cho các trường, trung tâm dạy nghề các huyện là 81.565 triệu đồng [37].

- Thời gian thực hiện chính sách được chia thành hai giai đoạn 2010 - 2015 và 2016 - 2020; trong từng giai đoạn có mục tiêu, nguồn lực cụ thể để triển khai thực hiện, cụ thể:

+ Giai đoạn 2010 - 2015: Đến năm 2015 tỷ lệ người lao động qua ĐTN đạt 40%; tổng số cơ sở dạy nghề là 50 cơ sở; tổng quy mô tuyển sinh của các cơ sở dạy nghề và tham gia dạy nghề trên địa bàn tỉnh đạt trên 112.475 người, (trong đó: dạy nghề dưới 3 tháng và trình độ sơ cấp nghề là 90.564 người; dạy nghề trình độ trung cấp nghề là 14.682 người; trình độ cao đẳng nghề 7.229 người). Số người được hỗ trợ học nghề từ Đề án dạy nghề LĐNT là 40.185 người (nghề nông nghiệp 18.083 người, nghề phi nông nghiệp 22.102 người). Thực hiện đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã cho 10.000 lượt người. Kinh phí dự kiến thực hiện trong giai đoạn này là 255.065 triệu đồng. Trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ từ chương trình mục tiêu Quốc gia việc làm là 194.500 triệu đồng (Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị 96.500 triệu đồng; Dạy nghề cho LĐNT 82.000 triệu đồng; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã 15.000 triệu đồng; Giám sát đánh giá chương trình 1.000 triệu đồng); ngân sách của tỉnh đối ứng là 60.565 triệu đồng.

+ Giai đoạn 2016 - 2020: Đến năm 2020 toàn tỉnh có tổng số cơ sở dạy nghề là 60 cơ sở; tổng quy mô tuyển sinh của các cơ sở dạy nghề và tham gia dạy nghề trên địa bàn tỉnh đạt trên 176.280 người (trong đó, dạy nghề dưới 3 tháng và trình độ sơ cấp nghề là 126.120 người; dạy nghề trình độ trung cấp nghề là 30.970 người; trình độ cao đẳng nghề 19.190 người). Số người được hỗ trợ học nghề từ đề án dạy nghề cho LĐNT là 49.815 người (trong đó, nghề nông nghiệp 17.435 người, nghề phi nông nghiệp 32.380 người). Thực hiện đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã cho 12.000 lượt người. Kinh phí dự kiến thực hiện trong giai đoạn này là 237.500 triệu đồng; trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ từ chương trình mục tiêu Quốc gia việc làm là 216.500 triệu đồng (Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị 70.000 triệu đồng; dạy nghề cho LĐNT 125.000 triệu đồng; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã 20.000 triệu đồng; giám sát đánh giá chương trình 1.500 triệu đồng);

ngân sách đối ứng của tỉnh là 21.000 triệu đồng [37].

- Các giải pháp để triển khai thực hiện Đề án ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đó là:

+ Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội và LĐNT về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã về vai trò của ĐTN với việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn.

+ Triển khai thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT đảm bảo theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung phát triển mạng lưới dạy nghề cho LĐNT; khuyến khích các cơ sở giáo dục đào tạo khác, trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm khoa học kỹ thuật nghiên cứu và sản xuất giống nông, lâm, thủy sản, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, trang trại, nông trường, lâm trường, doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ... có đủ điều kiện dạy nghề tham gia dạy nghề cho LĐNT.

+ Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý dạy nghề và đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề; xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.

+ Tăng cường hoạt động giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án. Tổ chức các hoạt động biểu dương, khen thưởng, bình xét danh hiệu, giải thưởng, tôn vinh. Tăng cường quản lý nhà nước ở các cấp về dạy nghề cho LĐNT, về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã [37].

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện chính sách, căn cứ các quy định của Đảng, Nhà nước, tỉnh Đắk Lắk cũng đã ban hành thêm nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chính sách về việc làm, dạy nghề, ĐTN cho LĐNT,

- UBND tỉnh ban hành Quyết định số 39/2011/QĐ-UBND, ngày 07/12/2011 về “ban hành quy định về mức hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp nghề miễn phí cho LĐNT trên địa bàn tỉnh”, theo đó có 37 nghề được hỗ trợ chi phí ĐTN.

- Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 81/2012/NQ-HĐND, ngày 21/12/2012 “về Chương trình việc làm và dạy nghề tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 - 2015”, trên cơ sở đó UBND tỉnh ban hành Quyết định số 285/QĐ-UBND, ngày 31/01/2013 về “ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình việc làm và dạy nghề tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 - 2015”. Các văn bản này đã xác định mục tiêu đầu tư cơ sở vật chất cho các trường có các nghề trọng điểm đạt cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế; hỗ trợ phát triển hệ thống dạy nghề nhằm nâng cao năng lực đào tạo lao động có kỹ năng nghề cao, đủ về số lượng, từng bước hợp lý về cơ cấu nghề và cấp trình độ, tạo sự đột phá về chất lượng dạy nghề; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 50%, đào tạo nghề 40%.

- Tỉnh uỷ Đắk Lắk ban hành Chỉ thị số 08-CT/TU, ngày 24/5/2016 “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh”. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong tỉnh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác ĐTN, giải quyết việc làm lao động trên địa bàn, nâng cao thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 158/2015/NQ- HĐND, ngày 10/7/2015 “về xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030”. Nghị quyết xác định mục tiêu đến năm 2020, LĐNT qua ĐTN đạt trên 45%; tỷ lệ LĐNT có việc làm thường

xuyên trên 95%. Đến năm 2030, tỷ lệ LĐNT qua đào tạo đạt 70% trở lên, trong đó ĐTN đạt 60%; giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động còn 38%; Nâng thu nhập của người dân nông thôn gấp 3,5 lần so với thu nhập đầu người khu vực nông thôn của năm 2020; giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%.

- Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND, ngày 14/12/2016 “về Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 - 2020”. Nghị quyết cũng đã yêu cầu phải đẩy mạnh thực hiện đề án ĐTN cho LĐNT giai đoạn 2017 - 2020, ưu tiên lao động thuộc hộ ngh o, hộ cận ngh o, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật.

- UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2814/QĐ-UBND, ngày 26/9/2016 của “về việc ban hành Kế hoạch ĐTN nông nghiệp cho LĐNT tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2017 - 2020”. Mục tiêu của Kế hoạch là nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; đáp ứng nhu cầu lao động cho các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- UBND tỉnh ban hành Quyết định số 21/2017/QĐ-UBND, ngày 18/7/2017 “quy định về mức hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, theo đó có 94 nghề hỗ trợ chi phí ĐTN.

- UBND tỉnh ban hành Quyết định số 16/2020/QĐ-UBND, ngày 19/5/2020 về “Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng áp dụng trong lĩnh vực GDNN trên địa bàn tỉnh Đắk

Lắk”, theo đó quy định định mức đối với 06 nghề phi nông nghiệp và 06 nghề nông nghiệp.

Ngoài các văn bản trên, hàng năm, UBND tỉnh, BCĐ thực hiện Đề án ĐTN cho LĐNT của tỉnh, Sở LĐ - TB và XH, Sở NN và PTNT, các cơ quan hữu quan cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, các cơ sở GDNN thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh.

Như vậy, có thể thấy trong thời gian qua tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều văn bản để triển khai chính sách ĐTN, ĐTN cho LĐNT. Việc Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh ban hành chỉ thị, nghị quyết, quyết định, kế hoạch xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chính sách ĐTN, ĐTN cho LĐNT; thể hiện sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện chủ trương của Trung ương trong thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh, qua đó huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, các ngành, các cấp, các tầng lớp Nhân dân tích cực thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)