lao động nông thôn
là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong việc triển khai thực hiện chính sách tại địa phương. Để hoạt động kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT có hiệu quả thì các cơ quan nhà nước có liên quan trong tỉnh phải xác định được các nội dung trọng tâm, trọng điểm, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm để tiến hành kiểm tra, giám sát và tập trung một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp
luật, quy định về ĐTN cho LĐNT; phát huy được vai trò của các tổ chức đoàn thể, quần chúng, các tổ chức nghề nghiệp trong việc giám sát các hoạt động ĐTN. Cùng với đó, cần thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về ĐTN cho LĐNT, về khiếu nại tố cáo, về phòng chống tham nhũng cho các cơ sở ĐTN, cán bộ làm công tác quản lý ĐTN, người lao động tham gia học nghề.
Thứ hai, thường xuyên kiểm tra, đánh giá số lượng, cơ cấu, chất lượng
đội ngũ giáo viên các cơ sở ĐTN; kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện nội dung, chương trình đào tạo, việc kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo, cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề. Kiểm tra việc chấp hành các quy định, thực hiện các chính sách của Nhà nước về học phí, miễn giảm học phí cho các đối tượng; việc quản lý, sử dụng kinh phí đã được phân cấp trong hoạt động ĐTN cho LĐNT và kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý và ĐTN cho LĐNT; về mức độ thụ hưởng lợi ích từ chính sách của cán bộ, giáo viên và người lao động tham gia học nghề. Ngoài việc kiểm tra thường xuyên cũng cần tiến hành kiểm tra đột xuất các lớp dạy nghề trên địa bàn tỉnh về thời gian học, số học viên tham gia, dụng cụ, tài liệu,… theo kế hoạch đã được phê duyệt. Kiên quyết không ký hợp đồng với các cơ sở ĐTN có chất lượng dạy kém và chưa dự báo được việc
Thứ ba, trên cơ sở kết quả kiểm tra, thanh tra, giám sát các cơ quan chủ
quản biết được tình hình triển khai thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT ở cơ sở, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện chính sách; chỉ ra những mặt mạnh, mặt hạn chế để từ đó, đưa ra các biện pháp, giải pháp và đôn đốc tổ chức thực hiện chính sách sát hơn với tình hình thực tế, đảm bảo cho chính sách được thực hiện đầy đủ, đúng mục đích, nội dung, đúng chế độ và đối tượng theo quy định.