nông thôn
Tổ chức duy trì thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT nhằm hiện thực hoá các mục tiêu đã đặt ra vào cuộc sống. Do đó, các cơ quan, sở, ban, ngành, chính quyền, đoàn thể các cấp cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, thường xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động các đối tượng
chính sách và toàn xã hội tích cực tham gia thực hiện chính sách; triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách theo quy định đối với người học, đội ngũ giáo viên dạy nghề và các cơ sở ĐTN cho LĐNT. Đổi mới cơ chế quản lý ĐTN theo hướng phân cấp mạnh về chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các cấp, các ngành; tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GDNN trong cung cấp dịch vụ dạy nghề.
Hai là, chuyển mạnh ĐTN cho LĐNT từ hướng cung sang hướng cầu
của thị trường lao động và nhu cầu đa dạng của xã hội; gắn ĐTN với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương và gắn với tạo việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Phối hợp với các cơ sở ĐTN tích cực liên kết với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh để tìm hiểu nhu cầu sử dụng lao động của họ; từ đó định hướng về
nghề nghiệp cho người lao động khi tham gia học nghề và dạy nghề. Tăng cường công tác giới thiệu việc làm cho LĐNT, chú trọng loại hình đào tạo tại các công xưởng, xí nghiệp để giúp LĐNT vừa học, vừa làm; quan tâm ĐTN cho lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh.
Ba là, xây dựng chương trình ĐTN cho LĐNT sát với yêu cầu của thị
trường lao động, đáp ứng được sự thay đổi của khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới. Đối với lĩnh vực phi nông nghiệp, cần định hướng tập trung đào tạo các nghề kỹ thuật công nghệ, công nghiệp, xây dựng để giúp các học viên có thể làm việc trong các khu chế xuất, khu, cụm công nghiệp, các dự án đầu tư lớn có ý nghĩa quan trọng tại địa phương và một hướng khác là đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Còn đối với lĩnh vực nông nghiệp, cần hướng tập trung ĐTN cho lao động làm việc ở các trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã. Điều này nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất sạch, hữu cơ, tiến tới nông nghiệp thông minh hiện đại với chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm (OCOP).
Bốn là, với mục tiêu xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản
sắc, từng bước xứng đáng vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên; giải quyết việc làm cho khoảng 150.000 lao động, xuất khẩu lao động trên 7.000 người và nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của Nhân dân, đạt mức trung bình của cả nước vào năm 2025 mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra thì việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách trong đào tạo, ĐTN và ĐTN cho LĐNT là công việc cần thiết và phải được triển khai thực hiện kịp thời. Thể chế, chính sách tốt, thông thoáng, đồng bộ, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của tỉnh sẽ có tác động tích cực, góp phần cho việc thực hiện thành công chính sách.
Năm là, tiến hành rà soát lại tất cả các chính sách của Trung ương và
địa phương đã ban hành để đề nghị bãi bỏ, điều chỉnh, bổ sung những chính sách không còn phù hợp, chưa hợp lý, chưa sát với tình hình thực tế; những chính sách còn bất cập, gây khó khăn trong quá trình thực hiện hoặc qua thời gian thực hiện kéo dài nhưng không đáp ứng được trong những điều kiện, tình hình mới phát sinh. Đối với các chính sách còn phù hợp, phát huy được hiệu quả, hiệu lực, có tác động tích cực thì cần tiếp tục duy trì, phát triển; bên cạnh đó cần tiếp tục xem xét, ban hành những chính sách, thể chế mới mang tính đột phá, phù hợp, hiệu quả cao hơn.
Sáu là, tiếp tục hoàn thiện chủ trương, chính sách xã hội hóa công tác
dạy nghề. Trong điều kiện nguồn ngân sách Nhà nước khó khăn, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thì việc đẩy mạnh thực hiện chính sách xã hội hoá nhằm khuyến khích, huy động các nguồn lực bên ngoài vào công tác ĐTN là việc làm cần thiết, phù hợp với điều kiện, cơ chế thị trường hiện nay. Đồng thời, ban hành cơ chế chính sách kêu gọi và thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho LĐNT.
Bảy là, để duy trì được chính sách, ngoài nguồn vốn Trung ương cấp,
UBND tỉnh cần cân đối ngân sách, phân bổ kinh phí cho công tác ĐTN cho LĐNT, vì trong giai đoạn 2010 - 2020 nguồn kinh phí của tỉnh cấp cho thực hiện chính sách chưa đảm bảo theo phê duyệt của Đề án. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố ưu tiên bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương cấp cho các cơ sở ĐTN tại địa phương hỗ trợ ĐTN cho LĐNT trên địa bàn nhằm đạt chỉ tiêu kế hoạch ĐTN cho LĐNT đã được giao.
3.2.6. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Tổ chức thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT được tiến hành liên tục trong thời gian dài, do đó các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, các chủ thể thực hiện chính sách phải nghiêm túc tiến hành đánh giá, sơ kết, tổng kết theo từng năm và từng giai đoạn. Việc đánh giá, sơ kết, tổng kết chính sách ĐTN cho LĐNT có ý nghĩa lớn, là cơ sở quan trọng để tỉnh rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chính sách trong thời gian tới. Dó đó, yêu cầu đặt ra trong thực hiện hoạt động đánh giá, tổng kết việc tổ chức thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT, đó là:
Thứ nhất, các chủ thể thực hiện chính sách phải tự giác, chủ động, cẩn
thận, trung thực và đề cao tinh thần trách nhiệm khi thực hiện; tiến hành đánh giá, tổng kết trên tất cả các phương diện, các nội dung đã được triển khai của chính sách ĐTN cho LĐNT một cách cụ thể và chi tiết nhất; đồng thời phải sử dụng, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp thống kê, tổng hợp hợp lý, phù hợp, khoa học; đảm bảo hiệu quả, nhanh chóng và kết quả có độ chính xác cao, đáng tin cậy, phản ánh chính xác thực tế việc thực hiện chính sách.
Thứ hai, hoạt động đánh giá, tổng kết quá trình thực hiện chính sách ĐNT cho LĐNT phải khách quan, trung thực. Trên cơ sở kết quả đã được tổng hợp, các chủ thể có thẩm quyền phải tiến hành đối chiếu kết quả đó với mục tiêu, phương hướng ban đầu được đặt ra của chính sách; xem xét nó trong mối quan hệ tổng hòa với các chủ thể, các nội dung có liên quan, để kết luận được chính xác kết quả đó đang ở mức độ nào, đã đạt yêu cầu hay chưa, đã tốt hay chưa. Từ đó, chỉ ra được những thành tựu đạt được, hạn chế còn tồn tại, khuyết điểm cần phải khắc phục và những nguyên nhân khách quan, chủ quan.
Hoạt động đánh giá, tổng kết phải bao quát cả quá trình thực hiện chính sách, từ mục tiêu, nội dung và tiến trình tổ chức thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT đến nhiệm vụ, trách nhiệm của các chủ thể tham gia; phải đánh giá được tác động của việc thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT với sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương. Đồng thời, phải đảm bảo được tính khách quan, chính xác, tránh các hiện tượng làm qua loa, đại khái, không trung thực, dấu diếm tồn tại, hạn chế, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chính sách,… Do đó, đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đánh giá, tổng kết phải thực sự trung thực, công tâm, thẳng thắn, công bằng và quyết liệt, có như thế mới đảm bảo được hoạt động đánh giá khách quan, trung thực, chính xác.
Thứ ba, thông qua đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT phải rút ra được bài học kinh nghiệm, bài học đó phải cụ thể, chi tiết, mang tính đột phá và có tầm nhìn. Trong quá trình rút ra các bài học kinh nghiệm, cần nhìn thẳng vào vấn đề, thẳng thắn, khách quan và nghiêm túc để đúc rút ra các bài học, các kinh nghiệm cần sửa đổi, bổ sung; từ đó mạnh dạn đưa ra các đề xuất, kiến nghị với các cơ quan, ban ngành các cấp có thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ những bài học được rút ra, phải tăng cường thực hiện nhiệm vụ được giao, phát huy kết quả đạt được và khắc phục những khó khăn, tồn tại, hạn chế nhằm thực hiện hiệu quả chính sách ĐTN cho LĐNT; đồng thời có giải pháp cụ thể, mang tính đột phá, tạo ra hiệu ứng, sức lan tỏa và hiệu quả cao trong việc thực hiện chính sách, tạo được những chuyển biến rõ nét trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT trên địa bàn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích tiêu biểu trong việc triển khai thực hiện chính sách; phê bình, kiểm điểm nghiêm túc các tập thể, cá nhân còn nhiều tồn tại, hạn chế, nhất là đối với các trường hợp vi phạm trong việc triển khai thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh.
3.3. Kiến nghị
Để thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 có hiệu quả hơn, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị, đề xuất như sau: