Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 106 - 107)

Thứ nhất, trên cơ sở đánh giá kết quả làm được, những hạn chế, tồn tại

sau 10 năm thực hiện Đề án ĐTN cho LĐNT, Chính phủ tiếp tục xây dựng, ban hành Đề án ĐTN cho LĐNT giai đoạn giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo định hướng đào tạo nguồn nhân lực cho nền nông nghiệp công nghệ cao với mục tiêu bao tiêu sản phẩm và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung những quy định chưa phù hợp tại Nghị định

số 61/2015/NĐ-CP, ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm, theo hướng: Nâng mức cho vay như hiện nay là 50 triệu/lao động lên 100 triệu/lao động hoặc cao hơn; mở rộng đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi xuất khẩu lao động như lao động là thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an…; quy định các chủ dự án được vay vốn để đầu tư ở địa phương khác nhưng vẫn trong phạm vi của tỉnh, thành phố.

Thứ ba, có chính sách ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nhiều hơn cho lao động là

người dân tộc thiểu số, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn để khai thác tiềm năng của vùng, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo

an sinh xã hội, giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn, đảm bảo an ninh vùng biên giới.

Thứ tư, quan tâm cân đối ngân sách, bố trí, hỗ trợ kinh phí đảm bảo để

Đắk Lắk triển khai đồng bộ các hoạt động ĐTN cho LĐNT trên địa bàn. Điều chỉnh, nâng mức hỗ trợ kinh phí cho người học nghề và đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề (kinh phí đào tạo, tiền ăn, tiền đi lại), nhất là đối với LĐNT yếu thế và giáo viên, người dạy nghề ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)