Từ những hạn chế, khó khăn trong việc thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT, chúng ta có thể rút ra một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, các thành viên BCĐ thường xuyên có sự thay đổi do luân
chuyển vị trí công tác; lãnh đạo chính quyền một số địa phương chưa nhận thức đầy đủ vai trò của ĐTN cho LĐNT đối với vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm ngh o, nâng cao đời sống cho người dân ở địa phương; chưa quan tâm đúng mức đến công tác chỉ đạo điều hành ĐTN, còn giao khoán trách nhiệm cho ngành LĐ - TB và XH đảm nhận.
Thứ hai, chỉ tiêu của Đề án chưa đạt được mục tiêu đề ra, nguyên nhân
là do kinh phí thực hiện ĐTN phân bổ hàng năm còn ít so với nhu cầu học nghề của LĐNT trên địa bàn tỉnh. Nguồn vốn để hỗ trợ chi phí cho LĐNT học nghề chủ yếu là do ngân sách từ Trung ương hỗ trợ, ngân sách tỉnh còn rất hạn chế.
Thứ ba, một số cơ sở GDNN thiếu chủ động, thiếu sáng tạo trong việc
tìm các giải pháp tháo gỡ những khó khăn trong công tác tuyển sinh, đào tạo, còn có tâm lý trông chờ và ỷ lại vào chính quyền địa phương các cấp. Một số cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo chưa sát với thực tế sản xuất, điều
Thứ tư, khả năng tiếp thu kiến thức, nắm bắt kỹ năng nghề của một số
LĐNT, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn khá ít, đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp lại không nhiều; mặt khác, nhiều người lao động có tâm lý không muốn xa gia đình để đi làm ở nơi khác. Nhiều người lao động sau khi tham gia học nghề do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, không có nguồn vốn để tự tổ chức sản xuất sau khi được học nghề.
Thứ năm, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trong công tác ĐTN cho
LĐNT còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên ĐTN ở một số cơ sở GDNN còn hạn chế và thụ động; chưa có cơ chế thu hút được các nghệ nhân, chuyên gia giỏi tham gia vào quá trình ĐTN.
Thứ sáu, nguồn kinh phí để thực hiện công tác điều tra, khảo sát dự báo
nhu cầu học nghề còn ít; việc khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT chưa sát với thực tiễn cũng đã ít nhiều ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT của tỉnh.
Tiểu kết Chƣơng 2
Chương 2 này, chúng tôi đã trình bày một cách khái quát về điều kiện tự nhiên cũng như tình hình kinh tế - xã hội, đặc điểm về địa lý, dân số, lực lượng lao động, trong đó có lực lượng LĐNT của tỉnh Đắk Lắk; những tác động, ảnh hưởng liên quan đến thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh. Luận văn đã tập trung phản ánh, đánh giá về thực trạng thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT trên các khía cạnh thực trạng về LĐNT, công tác ĐTN cho LĐNT, các chính sách đối với người học nghề, người dạy nghề, các cơ cơ sở dạy nghề... Qua đó, đánh giá vai trò của các chủ thể trong việc thực hiện chính sách; đánh giá chung về kết quả thực hiện chính sách, nêu lên
những kết quả, những ưu điểm, mặt làm tốt cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT tại tỉnh Đắk Lắk trong thời gian vừa qua. Đây cũng là cơ sở đề ra các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện có hiệu quả chính sách ĐTN cho LĐNT của tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn kế tiếp sẽ được trình bày ở Chương 3 của Luận văn.
Chƣơng 3: