Phân công, phối hợp thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 98 - 99)

lao động nông thôn

Việc phân công, phối hợp chưa được chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các ban, ngành, các thành viên BCĐ là một trong những hạn chế gây khó khăn trong thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT. Để có sự phân công, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, quá trình thực thiện chính sách được thuận lợi, hiệu lực, hiệu quả cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền trong toàn tỉnh cần

quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và của cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các các cơ quan, đơn vị, các cấp chính quyền có liên quan; thực hiện phân công, phân cấp quản lý rõ ràng, chặt chẽ, linh hoạt, phù hợp khả năng, điều kiện thực tế của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương, tránh tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức; huy động sự tham gia của các cơ quan trong hệ thống chính trị từ tỉnh xuống đến cấp xã trong thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT.

ĐTN cho LĐNT các cấp; phân công trách nhiệm của từng thành viên trong BCĐ cụ thể, rõ ràng, rành mạch; kịp thời bổ sung, sửa đổi quy chế hoạt động của BCĐ, đề cao vai trò, tính chủ động của BCĐ, thường trực BCĐ trong tham mưu với chính quyền xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT.

Ba là, tiến hành kiểm tra, giám sát định kỳ, thường xuyên, đột xuất

công tác phân công, phối hợp thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT; xem đây là một tiêu chí đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm của cá nhân, tập thể, của các cấp, các ngành, của địa phương có liên quan.

Bốn là, xây dựng và thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp, hợp tác

giữa cơ sở ĐTN và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng LĐNT đã qua ĐTN nhằm tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động sau học nghề. Để làm được việc này, việc trước tiên là tỉnh cần phải có cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể bằng những văn bản pháp lý rõ ràng. Giữa cơ sở ĐTN và doanh nghiệp phải có những buổi gặp gỡ và đi đến thống nhất ngành nghề, quy mô, chương trình đào tạo cũng như những yêu cầu doanh nghiệp đặt ra đối với người học và cơ sở ĐTN; phía doanh nghiệp có những hỗ trợ, tạo điều kiện cần thiết để người học có thể tiếp cận với các thiết bị, công nghệ hiện đại, nhằm giúp người học làm quen với thiết bị của doanh nghiệp. Làm tốt sự phối hợp, hợp tác thực hiện chính sách này sẽ mang lại hiệu quả tích cực, đem lại lợi ích cho cả các bên, từ người học, cơ sở ĐTN, doanh nghiệp và xã hội; hạn chế tình trạng LĐNT được học nghề nhưng khó tìm kiếm được việc làm hoặc không tìm kiếm được việc làm, gây lãng phí cho gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)