Duy trì, điều chỉnh chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 73 - 75)

thiếu sót tại các cơ sở ĐTN trong quá trình thực hiện chính sách ĐTN, như: Công tác tuyển sinh LĐNT học nghề ở một số đơn vị chưa gắn với tạo việc làm sau học nghề; hồ sơ quản lý dạy và học của một số đơn vị thực hiện chưa đảm bảo theo quy định trong ĐTN trình độ sơ cấp…Sau mỗi đợt kiểm tra, giám sát các Đoàn đã kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm khắc sai phạm, cá biệt có trường hợp phải chuyển cơ quan Công an để điều tra xem xét xử lý theo pháp luật; kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn các cấp, các ngành, địa phương, các cơ sở GDNN thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Luật GDNN và thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT.

Nhìn chung, hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT trong giai đoạn 2010 - 2020 đã góp phần đảm bảo cho chính sách được triển khai thực hiện đúng mục đích, yêu cầu, đúng đối tượng; phát hiện những vướng mắc, tồn tại để đề xuất các biện pháp xử lý, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách và ngăn ngừa các hành vi vi phạm chính sách ĐTN cho LĐNT.

2.2.5. Duy trì, điều chỉnh chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn thôn

Công tác duy trì thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được triển khai khá đồng bộ, qua đó, tạo nên những chuyển biến nổi bật về tổ chức bộ máy trong chỉ đạo, điều hành và năng lực, nâng cao nhận thức, kỹ năng, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ.

UBND, BCĐ các cấp đã nhận thức cao về vai trò của thực hiện chính sách ĐTN nhằm nâng cao chất lượng LĐNT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhằm tạo việc làm, chuyển đổi

nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống, các cấp đã luôn bám sát kế hoạch, triển khai thực hiện khá tốt chính sách ĐTN cho LĐNT trên địa bàn. Địa phương đã chủ động khảo sát, nghiên cứu điều kiện thực tế trên địa bàn, lựa chọn những nghề đào tạo nông nghiệp, phi nông nghiệp phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và nhu cầu của thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu xây dựng phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khu vực nông thôn.

Trong quá trình thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT trên địa bàn, tỉnh Đắk Lắk đã kịp thời có những điều chỉnh chính sách để thực hiện chính sách hiệu quả hơn và đảm bảo theo các quy định của Chính phủ, các cơ quan Trung ương. UBND tỉnh đã có điều chỉnh về đối tượng, mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020, về công tác tổ chức ĐTN và cơ chế tài chính theo Quyết định số 971/QĐ-TTg, ngày 01/7/2015 của Thủ tướng. Đồng thời ban hành Quyết định số 21/2017/QĐ-UBND, ngày 18/7/2017 quy định về mức hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thay thế Quyết định số 39/2011/QĐ-UBND, ngày 07/12/2011. Theo Quyết định số 21/2017/QĐ-UBND, danh mục ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh có 94 nghề (28 nghề phi nông nghiệp, 66 nghề nông nghiệp) được hỗ trợ chi phí đào tạo; tăng 57 nghề nông nghiệp so với Quyết định số 39/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Việc kịp thời ban hành danh mục nghề đào tạo với nhiều ngành nghề đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu lao động của xã hội.

Giai đoạn 2010 - 2020, tổng kinh phí đã giải ngân để thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh là 242.028,552 triệu đồng, đạt 49,13% so với tổng kinh phí dự kiến thực hiện đến năm 2020 là 492.565 triệu đồng. Trong đó, kinh phí hỗ trợ cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị 115.704 triệu đồng (Trung ương 98.043 triệu đồng); tuyên truyền, tư vấn học nghề 1.600

triệu đồng; hỗ trợ ĐTN cho LĐNT 115.555 triệu đồng (Trung ương 78.675 triệu đồng); phát triển chương trình, giáo trình 499,026 triệu đồng từ nguồn Trung ương; khảo sát nhu cầu học nghề 2.953 triệu đồng (Trung ương 250 triệu đồng); kinh phí đào tạo bồi dưỡng giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý 497,026 triệu đồng và đào tạo cán bộ, công chức cấp xã 4.045,5 triệu đồng từ nguồn Trung ương; kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách 1.175 triệu đồng (Trung ương 1.085 triệu đồng).

Qua đó, trong 10 năm qua toàn tỉnh đã tổ chức 1.022 lớp ĐTN cho 35.629 LĐNT, đạt 39,58% theo chỉ tiêu Đề án được UBND tỉnh phê duyệt. Trong đó, ĐTN lĩnh vực nông nghiệp: 17.151 người; ĐTN lĩnh vực phi nông nghiệp: 18.468 người; lao động nữ: 17.538 người; lao động dân tộc thiểu số: 27.035 người; lao động thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng: 388 người; lao động thuộc hộ ngh o: 2277 người; lao động thuộc hộ cận ngh o: 797 người; lao động là người khuyết tật: 75 người; lao động thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất: 32 người. Có 4.624 hộ gia đình có thành viên tham gia học nghề được vay vốn giải quyết việc làm với tổng dư nợ là 104.614,07 triệu đồng. Số LĐNT sau khi được ĐTN có việc làm mới và làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập tăng lên đạt gần 30.000 người, chiếm tỷ lệ 82% [6].

Như vậy, có thể thấy việc duy trì, điều chỉnh chính sách trên địa bàn tỉnh được triển khai khá đồng bộ và có những kết quả nhất định; tuy nhiên kết quả mang lại chưa đảm bảo mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Đây cũng là thách thức cho tỉnh khi xác định mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)