Hệ thống cơ chế, chính sách và mức độ tuân thủ các quy trình tổ chức thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 41 - 42)

tổ chức thực hiện chính sách

Cơ chế, chính sách của Nhà nước, chính quyền các cấp là yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của công tác ĐTN, đến việc thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo. Các chính sách khuyến khích phát triển hệ thống ĐTN chủ yếu tác động vào các mặt, những nội dung trọng yếu tạo ra khuôn khổ pháp lý, môi trường kinh tế - xã hội, khuyến khích các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động

phát triển dạy nghề. Hệ thống chính sách đồng bộ sẽ là căn cứ, cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức thực hiện thành công chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.

Do công tác ĐTN cần phải có nguồn lực lớn, hiệu quả kinh tế mang lại phải có thời gian mới thấy được, vì vậy chính sách ĐTN, trong đó có ĐTN cho LĐNT cần phải có các chính sách đầu tư, xã hội hóa, thu hút các nguồn bên ngoài (ngoài nguồn ngân sách Nhà nước) một cách rộng rãi, lâu dài; đồng thời phải có hệ thống văn bản đồng bộ, nhằm tạo hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích công tác ĐTN phát triển.

Luật Dạy nghề năm 2006 sau đó là Luật GDNN năm 2014 đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc ra đời hàng loạt chính sách mới liên quan đến người lao động nói chung và LĐNT nói riêng; các chính sách liên quan đến công tác dạy nghề, học nghề cũng được hình thành như: Chính sách đối với giáo viên, giảng viên, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong các cơ sở dạy nghề; chính sách đối với người học nghề, trong đó có người học nghề thuộc đối tượng LĐNT; các chính sách của Đề án ĐTN cho LĐNT đến năm 2020; dự án, chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề và việc làm các giai đoạn; chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên học nghề... Kết quả của việc thực hiện các chính sách này trong thời gian qua đã hình thành nên hệ thống cơ sở dạy nghề rộng khắp trên cả nước, với đội ngũ nhà giáo và quản lý dạy nghề tăng lên cả về số lượng và chất lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy nghề và học nghề được đầu tư ngày càng nhiều hơn, hiện đại hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)